THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:13

Mùng 1 đầu xuân, hãy bắt đầu bằng món bánh chưng để vừa may mắn vừa tranh thủ chữa đủ thứ bệnh

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao bánh chưng lại là món ăn quan trọng trong đời sống tinh thần và cuộc sống hàng ngày của người Việt đến vậy? Có lẽ bởi từ bao lâu nay, bánh chưng đã là biểu tượng của văn hóa ẩm thực tâm linh, tượng trưng cho phú quý phát tài, mang lại nhiều may mắn. Không những thế, bánh chưng còn được coi là một vị thuốc quý có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Rất phù hợp để thưởng thức đầu năm như một cách gia tăng may mắn, hỗ trợ sức khỏe.

Để làm ra một chiếc bánh chưng, người Việt đã tận dụng rất nhiều nguyên liệu đáng quý, đó là gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ… Đây là một sự kết hợp rất tròn trịa, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của mọi lứa tuổi.

Mùng 1 đầu xuân, hãy bắt đầu bằng món bánh chưng để vừa may mắn vừa tranh thủ chữa đủ thứ bệnh - Ảnh 1.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, thành phần dinh dưỡng của bánh chưng như sau:

- 100g gạo nếp cung cấp 346 kcalo, 74.9g chất tinh bột, 8.6g chất đạm, 1.5g chất béo, 0.7g chất xơ… cùng nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1.

- 100g đậu xanh cho 328 kcalo, 53.4g tinh bột, 23.4g chất đạm, 2.4g chất béo, 4.7g chất xơ… cùng nhiều vitamin nhóm B.

- 100g thịt heo mỡ cung cấp 395 kcalo, 14.5g đạm, 37.3g chất béo.

Ăn bánh chưng đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, để biết bánh chưng có lợi như thế nào với sức khỏe, chúng ta cần phải phân tích nguyên liệu để tạo ra món ăn này:

- Gạo nếp: Có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ích phế, chỉ hãn. Có thể dùng để trị chứng hư lao tiết tả, tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, nhiều mồ hôi, vị hư tiết tả, váng đầu chóng mặt...

- Thịt lợn: Trong Đông y, thịt lợn là trư nhục, vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng nhuận da thịt, dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng… Đặc biệt, thịt lợn là nguồn thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể, giúp trẻ em lớn nhanh, cao lớn còn người lớn sẽ khỏe mạnh, dẻo dai.

Mùng 1 đầu xuân, hãy bắt đầu bằng món bánh chưng để vừa may mắn vừa tranh thủ chữa đủ thứ bệnh - Ảnh 3.

Các nguyên liệu để tạo ra món bánh chưng đều rất có lợi cho sức khỏe.

- Đậu xanh: Đông y gọi đậu xanh là lục đậu, có vịt ngọt, tính mát, không độc. Có tác dụng trong việc thanh nhiệt, hạ khí, ích ngũ tạng, sáng mắt, mịn da, giải độc… Không những thế, đậu xanh còn rất giàu protein, lipit, axit amin, các vitamin A, B1, B2… vô cùng cần thiết cho người già, trẻ nhỏ hoặc những người đang bị suy nhược cơ thể.

- Hạt tiêu: Vị cay ấm, tác dụng ôn trung hạ khí, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa… Dùng để trị lạnh bụng, ói mửa, đầy bụng, trừ độc.

- Muối: Đây là một nguồn cung cấp lượng natri dồi dào, có tác dụng duy trì sự ổn định của huyết áp. Đồng thời tốt cho da, cân bằng điện giải, bổ não…

Mùng 1 đầu xuân, hãy bắt đầu bằng món bánh chưng để vừa may mắn vừa tranh thủ chữa đủ thứ bệnh - Ảnh 4.

- Lá dong: Trong Đông y, lá dong vị ngọt nhạt, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt và giải độc. Loại lá này kếu kết hợp với các nguyên liệu khác có thể làm thuốc trị rắn cắn, giã rượu, chữa rối loạn tiêu hóa…

Lưu ý:

Dù bánh chưng giàu dinh dưỡng, chất đạm, chất béo nhưng người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đau dạ dày, người béo phì, người bị mụn nhọt, người đang muốn giảm cân… không nên ăn nhiều.


ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh