THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:59

Mùa xuân các dân tộc trên Tây Nguyên

Khai mạc lễ hội mùa xuân tỉnh Gia Lai

Lễ hội mùa xuân diễn ra tại thị xã Gia Nghĩa, do UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội xuân Mậu Tuất tối 22/2/2018 với sự tham dự của hàng trăm nghệ nhân, vận động viên thuộc các bon và xã, phường tỉnh Đắk Nông, cùng hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh hòa nhịp trong tiếng cồng chiêng rộn rã ngân xa, cộng đồng các dân tộc tỉnh Đắk Nông lại tưng bừng tham dự ngày hội xuân.

 

Tiết mục cồng chiêng tại tỉnh Đắk Nông

Lễ trao giải đua thuyền của tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Lắk trong tiết trời ấm áp của mùa xuân mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018, tại Khu du lịch sinh thái Hồ Sen (huyện Krông Ana), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Krông Ana tổ chức Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Đắk Lắk lần thứ XI năm 2018.

 

Hoa hậu H'Hen Niê trao Cúp cho đội đua thuyền vô địch tại Đắk Lắk

Giải đua thuyền truyền thống được tổ chức định kỳ mùng 4 tháng Giêng hằng năm nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc, cầu quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.

 

Tiết mục múa sạp của dân tộc Thái tại lễ hội của tỉnh Gia Lai

 

Trong không khí của mùa xuân tại tỉnh Kon Tum cùng tổ chức lễ hội đường phố, trải nghiệm du xuân Mậu Tuất năm 2018. Với các hoạt động, biểu diễn văn hóa Cồng chiêng nhằm thu hút du khách trong và ngoài tỉnh. Giải đua thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla thu hút hơn 80 vận động viên thi đấu trên 45 thuyền độc mộc đến từ 7 xã, phường ven sông Đăk Bla thuộc thành phố Kon Tum và huyện Sa Thầy, cự ly 100 mét, 200 mét và 1.500 mét.

 

Đua thuyền trên sông Đắk Bla tỉnh Kon Tum

Tại tỉnh Gia Lai 2018 là sự hội tụ của nhiều hoạt động văn hóa trình như: Cồng chiêng Tây Nguyên; múa khèn của người H’Mông (định cư ở xã Ya Hội, huyện Đak Pơ); múa xòe và hát giao duyên của người Mường, múa cấp sắc và hát then, đàn tính của người Tày, người Nùng (định cư ở xã Ia Lâu, huyện Chư Prông); Múa sạp của người Tày, Nùng, Mường, Thái… nghề dệt truyền thống của người Sán Chỉ (định cư ở xã Lơ Ku, huyện Kbang); Trình diễn nặn tò he, viết thư pháp đầu xuân của người Kinh… cùng các trò chơi dân gian vui nhộn như: ném còn, trèo cây lấy thưởng, giã gạo, cà kheo, kéo co.

 

Tiết mục biểu diễn đàn tính của dân tộc Tày 

 

Việc tổ chức Lễ hội mùa xuân các dân tộc tỉnh Gia Lai 2018 nhằm hướng đến mục tiêu bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc hiện đang sinh sống và xây dựng tỉnh Gia Lai. Qua đó, tạo thêm một không gian du xuân vui tươi, lành mạnh trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất cho nhân dân trên địa bàn và du khách. Sự kiện này còn là thông điệp kết nối cộng đồng, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc đang cùng “chung lưng, đấu cật” xây dựng và bảo vệ vùng đất biên cương phía tây của tổ quốc. 

 

Tiết mục biểu diễn cồng chiêng của đồng bài Ja Rai và Ba Na 

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh