THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:00

Múa đương đại “Nón”: Độc, lạ và đầy cảm xúc

 

Ba nghệ sĩ trẻ gồm Vũ Ngọc Khải (biên đạo, diễn viên múa), Ngô Hồng Quang (nhạc sĩ), Văn Quý Ngọc Ái (nhà sản xuất) gặp nhau ở sự thấu hiểu trong âm nhạc, biểu diễn hình thể và tâm hồn luôn hướng về cội nguồn. Vở múa đương đại “Nón” được xây dựng từ ý niệm trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” là “trời tròn, đất vuông”, thể hiện rõ sự kết nối của âm - dương trong tín ngưỡng người Việt. Hai nghệ sĩ, hai tâm hồn Việt khi càng đi xa lại càng thêm yêu nơi sinh ra mình, càng tìm tòi trong nghệ thuật để đưa những điểm đặc biệt nhất của dân tộc mình ra thế giới. Họ chọn những yếu tố quen thuộc với người Việt như nón, tre, trúc, áo nâu sồng, áo dài, sử dụng ngôn ngữ hình thể cùng âm nhạc để kết nối những người đang sống trong thế giới hiện đại, hay sống xa quê hương trở về với truyền thống, với dân tộc, cảm nhận niềm vui và hạnh phúc mà thiên nhiên, đất trời quê hương mang lại. Dựa trên ý tưởng của cả hai, Ngô Hồng Quang viết và chỉnh nhạc để phù hợp với những phần múa đương đại của Vũ Ngọc Khải và ngược lại. Đó vẫn là sự kết hợp nhuần nhuyễn chuyển động hình thể của múa đương đại với âm nhạc nhạc cụ truyền thống gồm chiêng dây (hiện chỉ có 2 cây đàn tại Việt Nam), đàn tính, đàn môi 3 lá, đàn môi 1 lá, đàn bầu, hát. Vẫn giữ nguyên cấu trúc cũ nhưng vở múa đương đại “Nón” 2016 mang đến nhiều thay đổi, sáng tạo đầy đột phá và mới mẻ.

Trong lần trình diễn này, Nón vẫn giữ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chuyển động cơ thể thú vị của múa đương đại và dòng chảy giai điệu đặc biệt được biểu diễn hoàn toàn mộc gồm: chiêng dây (hiện chỉ có 2 cây đàn tại Việt Nam), đàn tính, đàn môi 3 lá, đàn môi 1 lá, đàn bầu và hát. Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang đã phát triển thứ “ngôn ngữ” âm thanh rừng núi và không gian lần trước thành một bài hát hoàn chỉnh - “Về đồi non”, với ca từ, giai điệu bay bổng, phiêu du hơn. Hơn nữa, không còn công thức 70 - 30 (70% sắp đặt, 30% ngẫu hứng), lần này họ sẽ trình diễn 50 - 50 (50% sắp đặt, 50% ngẫu hứng), sẽ tạo nhiều bất ngờ, thể hiện những khám phá mới, truyền đạt sâu hơn thông điệp của tác phẩm tới khán giả.

Theo nghệ sĩ Vũ Ngọc Khải, với mỗi đêm diễn, các anh tiếp tục sáng tạo, làm mới tác phẩm của mình, và khán giả luôn khám phá được nét khác biệt để hiểu thêm về câu chuyện mà nghệ sĩ muốn kể, thông điệp họ muốn chia sẻ. Đây là điểm nhấn hết sức đặc biệt mà “Nón” đem lại cho khán giả sau một năm “Nón” được hoàn chỉnh hơn từ những lần trình diễn tổng thể hay trích đoạn, workshop. 

Trước đó, chương trình “Nón”  2016 đã tổ chức 2 đợt workshop (lớp học nhỏ) cho những ai yêu nghệ thuật múa - âm nhạc vào các ngày 9, 10/7 tại Hà Nội và sẽ tiếp tục tổ chức vào ngày 22, 23/7 tại TP Hồ Chí Minh. Mỗi buổi workshop kéo dài trong 2 giờ đồng hồ do hai nghệ sĩ Vũ Ngọc Khải và Ngô Hồng Quang phụ trách. Đặc biệt, các học viên có 45 phút học chất liệu của vở Nón trên nền nhạc được chơi trực tiếp bằng nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Múa đương đại “Nón” mang lại cho khán giả nhiều cảm xúc.

 Được biết, Vũ Ngọc Khải và Ngô Hồng Quang lên ý tưởng cho tác phẩm “Nón” từ đầu năm 2015, khi họ cùng nhau tu nghiệp và làm việc ở Châu Âu. Vũ Ngọc Khải là diễn viên của Nhà hát Staatstheater Braunschweig (Đức) và tháng 8 tới, anh sẽ tới làm việc tại Nhà hát Phoenix Dance Theater (Leed City, Anh). Anh từng tốt nghiệp Trường CĐ Múa Việt Nam, sau đó nhận học bổng toàn phần du học tại Học viện Múa Rotterdam Dance Academy (Hà Lan). Ban đầu, Ngọc Khải theo đuổi ballet, sau chuyển dần sang neo - classic và múa đương đại. Ngô Hồng Quang theo học đàn nhị từ khi 11 tuổi, sau đó học nhiều loại nhạc cụ dân tộc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Anh là người Việt duy nhất hai lần được học bổng toàn phần của Chính phủ Hà Lan về âm nhạc. Hiện, Ngô Hồng Quang học cao học chuyên ngành soạn nhạc tại Nhạc viện Hoàng gia La Hay (Hà Lan). Hành trình của những dự án độc lập luôn đầy gian nan, thử thách. Những người trẻ ấy chỉ với nỗ lực và cháy bỏng cống hiến cho khán giả, dù có khó khăn về khoảng cách địa lý cùng lịch trình làm việc dày đặc, dù phần lớn phải làm việc qua internet nhưng “Nón” ra đời đã tạo một bước tiến mới của nghệ thuật độc lập.

HIỀN NGUYỄN/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh