THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 04:34

Mỗi người đều mang ít nhất 3 chiếc mặt nạ, người tài giỏi vận dụng linh hoạt từng "khuôn mặt" khác nhau

Trong lịch sử văn học Trung Quốc ở triều đại Bắc Tống, có một nhà thơ rất nổi tiếng.

Khi 5 tuổi, ông đã thuộc làu kinh sử, chấp bút thành thơ.

Năm 14 tuổi, đi thi với danh hiệu thần đồng, và đỗ đạt tiến sĩ.

Sau khi đã trải qua nhiều chặng đường, cuối cùng ông sống cuộc đời giàu có, được người đời tôn kính với bốn chữ: "Tể tướng Yến Thù."

Để làm được điều này, khi đối diện với những người khác nhau trong cuộc sống, ông đã mang những chiếc mặt nạ khác nhau, chẳng hạn:

Đối với cấp trên: Che giấu sự khôn ngoan

Đối với bạn bè: Tự nhiên, thoải mái

Đối với người nhà: Tình cảm chân thực

Trong cuộc sống, mỗi người đều mang ít nhất 3 chiếc mặt nạ! Người tài giỏi đối vận dụng linh hoạt từng khuôn mặt khác nhau  - Ảnh 1.

1. Đối với cấp trên: Che giấu sự khôn ngoan

Yến Thù được hoàng đế chọn làm bạn đồng học từ sớm.

Đối với ý định này của hoàng đế, Yến Thù đã suy nghĩ rất nhiều. Vì ngoài ông ra, không thiếu người còn tài năng hơn, tại sao hoàng đế lại chọn ông?

Điều này khiến một người không tranh không giành như ông lo lắng cả đoạn thời gian dài.

Sau đó, ông mới nhận ra: Hóa ra hoàng đế nghe nói những người kia rất thích ăn chơi, chỉ có Yến Thù thích ở nhà đọc sách, nên mới đặc biệt đề bạt ông.

Khi hoàng đế hỏi ông tại sao lại không thích vui vẻ tiệc tùng như những người khác, Yến Thù đã chân thành trả lời:

"Không phải thần không thích, mà vì thần không có tiền để phung phí. Nếu có nhiều tiền, thần cũng đã đi theo họ rồi."

Câu trả lời vụng về này không chỉ đáp lời hoàng đế, còn tránh xúc phạm các đồng nghiệp kia.

Những người ngốc suốt ngày treo sự khôn ngoan của bản thân nơi cửa miệng, sợ mọi người không biết đến. Trong khi những người khôn ngoan đều cư xử kín kẽ, dựa vào trái tim và trí tuệ để ứng đối với tình huống bất ngờ.

Thông minh thực sự không cần khoe khoang, bởi vì những người mạnh mẽ đều chỉ giỏi chứng tỏ bằng hành động, không dùng miệng để phô bày.

Sống trong xã hội này, nên giữ một thái độ bình tĩnh và khôn ngoan để tự bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh.

Cuộc sống nở hoa hay bế tắc phụ thuộc vào năng lực của chính mình, đôi lúc nên học cách che giấu sự sắc sảo của bản thân, như thế mới dễ đạt được an nhàn ổn định lâu dài.

Trong cuộc sống, mỗi người đều mang ít nhất 3 chiếc mặt nạ! Người tài giỏi đối vận dụng linh hoạt từng khuôn mặt khác nhau  - Ảnh 2.

2. Đối với bạn bè: Tự nhiên, thoải mái

Bởi vì đứng trên vị trí cao, nên Yến Thù có rất ít bạn bè thực sự, ông chỉ có hai người bạn thân là Vương Kỳ và Trương Cang.

Yến Thù cư xử với người ngoài luôn lịch sự, lạnh lùng, nhưng còn đối với hai người bạn này thì luôn chân thành, thoải mái.

Ông thường cùng Vương Kỳ viết thơ, uống rượu. Hơn nữa, còn thật tâm đề cử Vương Kỳ, muốn giúp ông ấy bước vào quan trường.

Trương Cang không phải người am hiểu nhiều văn chương, nhưng tính cách là người hào sảng, không bị gò bó.

Ba người họ chơi với nhau rất hợp, có thể cùng uống rượu, cùng chọc cười nhau không biết chán.

Tình bạn chân thực thường phát triển chậm giống như khi chúng ta đang trồng một cái cây, cần phải trải qua một thời gian dài nuôi dưỡng, chăm sóc thì nó mới có thể lớn lên mạnh mẽ được.

Rất khó để tìm được một người bạn tâm giao trong cuộc sống đầy sự dối lừa này, nhưng nếu tìm được rồi, bạn có thể cùng họ bước vào một không gian rộng rãi hơn, gỡ xuống chiếc mặt nạ trưởng thành, cùng nhau nói cười, vui đùa như những đứa trẻ.

Bạn có thể nói về sự cô đơn sau vẻ mặt tự lập thường ngày với họ, không hề che giấu, cũng không cần tự liếm vết thương một mình.

Tình bạn, chính là một dòng máu mới cho cuộc sống của bạn, sưởi ấm bạn khỏi cái lạnh của những khó khăn và lừa dối của thế gian.

Trong cuộc sống, mỗi người đều mang ít nhất 3 chiếc mặt nạ! Người tài giỏi đối vận dụng linh hoạt từng khuôn mặt khác nhau  - Ảnh 3.

3. Đối với người nhà: Tình cảm chân thực

Cả đời Yến Thù có ba người vợ: Lý thị, Mạnh thị và Vương thị.

Yến Thù quen Lý thị khi còn là thiếu niên, bà là một người vừa đẹp vừa tài, nhưng lại chết trẻ vì bệnh. Điều đáng buồn hơn là hai năm sau, cha mẹ Yến Thù cũng qua đời theo.

Cái chết của họ đã mang theo mọi sự ấm áp mà Yến Thù có. Ông đau đớn, uống rượu và than phiền mỗi ngày, nhưng cũng dần bắt đầu học được cách chấp nhận cuộc sống.

Sau những mất mát liên tiếp, ông học được cách trân trọng những người trước mắt.

Tám năm sau, ông kết hôn với người vợ thứ hai là Mạnh thị.

Mạnh thị đem đến cho ông ngọn lửa ấm áp lần thứ hai, nhưng chẳng được bao lâu, cũng lại chết vì bệnh.

Nỗi đau mất vợ này, ông phải trải qua đến hai lần!

Những cuộc gặp gỡ, đồng hành rồi mất đi giữa người với người, thực tế chỉ là một phần trong chặng đường cuộc đời.

Trong hành trình ấy, luôn có những người ta sẽ gặp được một giai đoạn rồi lại rời đi.

Khi tên người cũ trở thành kí ức, và tên người mới gia nhập vào cuộc đời bạn, đó là khởi đầu của một câu chuyện mới, và kết thúc của những câu chuyện cũ.

Người vợ thứ ba của Yến Thù, Vương thị, rất khác so với hai người trước. Thường hay ghen tỵ, chỉ trích những người thiếp của Yến thù, nhưng tình cảm của cô ấy cũng thẳng thắn giống như vậy.

Vương thị là người đi cùng Yến Thù từ nỗi đau tuổi trẻ đến khi tuổi già tóc bạc. Tình cảm của họ được thời gian ký gửi và càng thêm quý giá.

Thế nên, thay vì đau buồn vì những mất mát do số mệnh, cuộc sống, tốt hơn hết là hãy trân trọng thời khắc hiện tại và những người còn đang bên cạnh bạn.

Mỗi người đều có những chiếc mặt nạ khác nhau, nhưng dù có bao nhiêu khuôn mặt, chúng ta chỉ có duy nhất một trái tim chân thành phía sau lớp mặt nạ ấy.

 

Thiên Tuyết

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh