Mỗi ngày xì hơi hơn chục lần, cô gái 27 tuổi được chẩn đoán ung thư ruột, bác sĩ cảnh báo mọi người về dấu hiệu không được bỏ qua!
- Y học 360
- 03:05 - 24/10/2019
Hiểu Mẫn 27 tuổi, là nhân viên văn phòng (Quảng Đông, Trung Quốc) gần đây bất luận cô ăn thứ gì thì cô cũng xì hơi rất nhiều, thậm chí trong thang máy cô cũng không thể kiềm chế được, khiến cô rất xấu hổ. Gần đây, Hiểu Mẫn phát hiện ngoài việc xì hơi nhiều, cô còn thường xuyên bị tiêu chảy và đau bụng.
Thế nhưng Hiểu Mẫn cho rằng bản thân ăn quá nhiều thực phẩm cay, dẫn đến dạ dày không thoải mái, nên không chú ý. Khi cha mẹ phát hiện sự bất thường của Hiểu Mẫn, họ lập tức đưa cô đến Bệnh viện nhân dân trung ương Huệ Châu.
Sau khi nội soi và chụp CT, kết quả bệnh lý cho thấy: ung thư ruột giai đoạn 3. Hiểu Mẫn vừa khóc vừa hỏi bác sĩ: "Gần đây, tôi chỉ có dấu hiệu xì hơi nhiều hơn, tại sao lại bị ung thư ruột?". Bác sĩ giải thích: Trong thói quen ăn uống tốt, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thụ, thông qua ruột non đến ruột già, protein và chất béo còn sót lại rất ít, lượng ít chất dư thừa này dưới tác dụng của các vi khuẩn trong đường ruột sẽ tiếp tục hợp thành các chất thiết yếu trong cơ thể.
Tuy nhiên, vì Hiểu Mẫn thường ăn các loại thực phẩm như canh cay, protein động vật và lượng chất béo quá nhiều, vượt quá khả năng tiêu hóa hấp thụ của ruột non, khi tiến vào ruột già sẽ không phải là sót lại lượng nhỏ.
Trong "các chất lên men" ở ruột già, quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến các vi khuẩn mất cân bằng, lượng lớn dinh dưỡng dư thừa hợp thành các loại amin, thời gian dài kích thích, sẽ làm tăng tỉ lệ phát triển các khối u ở đường tiêu hóa, và các khối u phát triển sẽ dấn đến ung thư ruột.
Xì hơi sản sinh như thế nào trong cơ thể?
Khi chúng ta ăn uống, đều bất giác sẽ nuốt rất nhiều không khí. Không khí bình thường có 2 cách để bài tiết ra ngoài: một là ngáy, hai là xì hơi. Sau khi không khí đi vào dạ dày, có thể kích thích các dây thần kinh tụ tập ở dạ dày và dây thần kinh ở cơ hoành, gây ra ngáy và đẩy không khí từ dạ dày ra ngoài.
Tuy nhiên, ngáy cũng có thể xả ra một phần khí, phần còn lại sẽ lưu ở trong dạ dày. Ngoài ra còn có một phần khí thể đi vào đường ruột, tạo thành khí đường ruột, "xì hơi" chính là phần khí ở đường ruột.
Trong đường ruột của con người, có một số lượng lớn vi khuẩn có thể phá vỡ protein trong thức ăn mà chúng ta đã ăn thành axit amin, sau đó phân hủy axit amin thành một loại chất gọi là "amin", những chất này có mùi hôi thối. Vì vậy, chúng tự nhiên hình thành mùi của "rắm".
Mối quan hệ giữa ung thư ruột và xì hơi là gì?
Nếu một người chỉ là tăng số lần xì hơi, cơ thể không có phản ứng bất thường nào khác, như vậy là tình trạng bình thường, không phải là ung thư đường ruột, nhưng nếu xuất hiện xì hơi thường xuyên, đồng thời còn có các triệu chứng như máu trong phân, đau bụng, vậy cần phải chú ý, đây rất có thể là những biểu hiện chính của ung thư đại tràng.
Chế độ ăn uống có thể phòng ngừa ung thư ruột
1. Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật. Sử dụng cá, thịt gia cầm, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo thay thế cho các loại thịt chứa quá nhiều dầu động vật, sử dụng thực phẩm luộc hấp thay thế các thực phẩm chiên rán.
2. Tăng lượng rau lá xanh và các loại rau củ, hoa quả.
3. Ăn nhiều thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ.
4. Duy trì cân nặng phù hợp.
5. Lượng muối hàng ngày ăn vào cơ thể dưới 5 gram.
6. Ăn nhiều thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn mặn và không ăn thức ăn bị mốc. Uống ít rượu.
(Nguồn: Sohu)