CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:59

Mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng!

Thời xa xưa, nấm là chỉ đơn giản là một món ăn dân dã, được người miền quê yêu thích. Đến nay, nấm bỗng trở thành một món ngon trong các nhà hàng sang trọng, từ nấu canh, ăn lẩu, ăn thịt nướng… người ta đều khéo léo kết hợp thêm nấm để gia tăng hương vị.

Nấm hoàn toàn không phải một món "ăn cho vui" như nhiều người luôn nghĩ, nó được mệnh danh là "món ăn của thượng đế" vì vô vàn lợi ích nấm đem lại cho sức khỏe.

Mitzi Dulan, tác giả của cuốn sách "The Pinterest Diet" đã bình luận về nấm như sau: "Thông thường, các thực phẩm màu trắng thường được cho là nghèo dinh dưỡng, nhưng nấm là một ngoại lệ. Chúng chứa nhiều khoáng chất, như selen, kali, đồng, sắt và phốt pho – những chất thường không được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chính vì thế, nấm vô cùng đáng quý".

Trên thị trường có bán rất nhiều loại nấm, chúng ta vẫn thường ăn nấm kim châm, nấm tai mèo, nấm hương… mỗi ngày nhưng lại không biết mỗi loại đều mang một chức năng chữa bệnh khác nhau. Vậy hãy cùng khám phá những công dụng của nấm với những thông tin dưới đây.

1. Nấm hương: Chống ung thư, kéo dài tuổi thọ

Theo trang Healthline, nấm hương từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Đồng thời, chúng cũng là một phần trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong y học Trung Quốc, nấm hương được coi là một thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Mệnh danh là “món ăn của thượng đế”, hóa ra mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng! - Ảnh 2.

Nấm hương được coi là một thực phẩm có thể tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng một số chất hóa học đặc biệt mang tên AHCC có thể giúp con người chống lại bệnh ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

2. Nấm rơm: Giải độc

Theo y học Trung Quốc, nấm rơm có hàm lượng vitamin C cao, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của con người và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Mệnh danh là “món ăn của thượng đế”, hóa ra mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng! - Ảnh 3.

Nấm rơm.

Đặc biệt, nấm rơm có tác dụng giải độc, có thể giúp cơ thể đào thải chì, asen, benzene thông qua đường nước tiểu. Nhờ có khả năng làm chậm sự hấp thụ carbohydrate của cơ thể nên nấm rơm cũng là một trong những thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

3. Nấm kim châm: Bổ não, tăng cường trí thông minh

Nhờ chứa làm lượng lysine và kẽm cao, nấm kim châm có lợi cho sự phát triển trí tuệ và sức khỏe não của trẻ em. Ngoài ra, nấm kim châm còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp ích rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển.

Mệnh danh là “món ăn của thượng đế”, hóa ra mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng! - Ảnh 5.

Nhờ chứa làm lượng lysine và kẽm cao, nấm kim châm có lợi cho sự phát triển trí tuệ và sức khỏe não của trẻ em.

Vì có chứa nhiều kali và lượng natri thấp, nấm kim châm là thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân gan, loét dạ dày, béo phì, người trung niên, cao tuổi…

4. Nấm đùi gà: Hạ đường huyết

Theo Sohu, nấm đùi gà có hương vị thơm ngon, giàu chất xơ, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, vitamin và axit amin, cực kỳ có hiệu quả trong việc làm giảm đường huyết sau ăn.

Mệnh danh là “món ăn của thượng đế”, hóa ra mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng! - Ảnh 6.

Nấm đùi gà.

5. Nấm hầu thủ: Giảm cholesterol trong máu

Món nấm hầu thủ có chứa axit béo không bão hòa, tốt cho quá trình lưu thông máu và có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Đây là một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Mệnh danh là “món ăn của thượng đế”, hóa ra mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng! - Ảnh 7.

Ngoài ra, món nấm hầu thủ còn có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể con người, điều này mang lại lợi ích lớn cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, suy nhược thần kinh.

6. Nấm tai mèo (mộc nhĩ): Tránh táo bón

Mộc nhĩ là một thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, chính vì vậy nó có khả năng giữ nước rất tốt. Nếu chăm chỉ ăn mộc nhĩ, bạn sẽ bôi trơn cổ họng, tránh xa táo bón.

7. Nấm mỡ: Cung cấp lượng kẽm dồi dào

Mệnh danh là “món ăn của thượng đế”, hóa ra mỗi loại nấm lại có một “quyền năng” chữa bệnh khác nhau, hãy ghi nhớ để ăn cho đúng! - Ảnh 8.

Nấm mỡ.

Nấm mỡ được nhiều người yêu thích bởi có chứa một lượng kẽm rất lớn. Trong khi đó, kẽm là một nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng, nếu thiếu kẽm, chúng ta sẽ bị hạn chế phát triển cả về cơ thể lẫn thần kinh, não bộ. Việc chăm chỉ bổ sung nấm mỡ vào bữa ăn hàng ngày sẽ khiến bạn tránh xa rủi ro này.

ĐỖ ĐỖ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh