CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:13

Miếng màu đen hình trụ bí ẩn trên dây sạc laptop dùng để làm gì?

 

Hiện nay, sở hữu một chiếc laptop không phải là điều gì đó quá khó khăn đối với phần đông chúng ta. Thử đi hỏi xem, 10 người chắc phải 11 có ít nhất một chiếc laptop cho riêng mình, mà đôi khi là 2 cái chẳng hết.

Tuy nhiên, ngoại trừ Apple, bạn thử để ý củ sạc laptop của bạn xem, có phải nó có một miếng màu đen, hình trụ rất kỳ lạ ở gần đầu giắc cắm đúng không?

Trong khi đó, dây sạc điện thoại thì không có thứ này...

"Cái cục" đen đen này là gì nhỉ? Và tại sao chỉ laptop mới có, còn điện thoại thì không?

Một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của laptop

Cái cục đen đen đó có tên là Ferrite Bead. Nhìn thì có vẻ không liên quan, nhưng đây thực chất là một trong những bộ phận quan trọng nhất của laptop, và cũng là bộ phận duy nhất dù quan trọng nhưng không nằm bên trong chiếc máy tính của bạn. 

Nhiệm vụ của Ferrite Bead chỉ gói gọn trong một câu rất đơn giản: giúp cho laptop của bạn chạy êm và hiệu quả. 

Khi laptop hoạt động, nó sẽ tạo ra những tần số radio riêng, khiến bo mạch chủ, ổ cứng, card màn hình rung và quay. Tuy nhiên không chỉ laptop mà những thiết bị điện khác trong nhà cũng có thể tạo ra sóng radio, mà thậm chí đôi khi chỉ là từ... máy tính nhà hàng xóm.

Bình thường, vỏ máy tính của bạn sẽ có trách nhiệm lọc bỏ các tín hiệu gây nhiễu, đồng thời giúp máy của bạn chạy êm ái hơn. Tuy nhiên khi cắm sạc vào thì khác - lúc này, sợi dây cáp sẽ đóng vai trò như một ăng-ten, có tác dụng truyền và nhận tín hiệu.

Và cũng chính vì là ăng-ten nên nó hoàn toàn có thể bị nhiễu bởi các tín hiệu bên ngoài. Kết quả, máy tính của bạn sẽ bị nhiễu, khiến nguồn điện cung cấp không còn hiệu quả, dễ gây chai pin.

Nhưng Ferrite Bead chính là giải pháp. Bên trong ống đen là những hạt ferrite - một dạng vật liệu mang từ tính - và các oxit sắt từ, có tác dụng lọc bỏ hoàn toàn những tín hiệu gây nhiễu từ máy móc bên ngoài.

Tại sao sạc điện thoại không cần Ferrite Bead?

Do smartphone ngày nay chỉ có một bộ phận gây rung duy nhất, còn bo mạch chủ không hề rung, do đó nó không bị nhiễu loạn bởi sóng điện từ của những thiết bị khác.

Nguồn: Million Pictures

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh