THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:47

Mẹo giữ rau, quả tươi ngon của nông dân không phải ai cũng biết

 

Cà chua vùi trong tro bếp, nửa năm vẫn tươi ngon

Ở miền Đông nước Cộng hòa Burundi (Trung Phi), một người nông dân trồng cà chua lâu năm tên là Vital Nduwimana đã khám phá ra cách bảo quản cà chua mới lạ, giúp anh đổi đời. Một lần, khi xếp cà chua dưới gốc chuối, sau một thời gian dài, anh thấy những quả này không hề bị hỏng.Nduwimana nhận ra dưới gốc chuối có tro bếp nên quyết định thử dùng tro bếp để bảo quản cà chua.

 

polyadAnh Nduwimana xếp cà chua vào thùng tro. Ảnh: wire.farmradio.

 

Cụ thể, Nduwimana sử dụng tro từ một ống khói rồi sàng lọc qua 3-4 lần để loại bỏ các mảnh vụn và thu tro mịn. Tiếp đến, anh bỏ tro vào thùng giấy và xếp cà chua vào. Nhờ phương pháp này, Nduwimana đã bảo quản được cà chua chín trong vòng nửa năm và bán cà chua vào những thời điểm giá lên cao. "Tôi bảo quản cà chua luôn tươi ngon bằng cách vùi chúng trong tro từ 5 đến 6 tháng và đem bán với giá cao vào khoảng tháng 12, tháng 1 và tháng 2 - thời điểm cà chua hiếm và đắt đỏ", anh chia sẻ.

Nduwimana cũng cho biết, việc sử dụng tro không ảnh hưởng đến chất lượng cà chua.

Tạo "mỏ" phân kali giá rẻ từ đậu nành

Theo chia sẻ của nông dân Nguyễn Khắc Ghi tại vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn, mặc dù kali rất tốt cho quá trình cây đậu trái, cho ngọt quả và mẫu mã đẹp nhưng nhiều năm nay, các hộ nông dân ở địa phương đã không còn dùng kali để bón cây. Thay vào đó, họ sử dụng đậu nành và nhận thấy hiệu quả vẫn đảm bảo lại tiết kiệm chi phí hơn so với dùng kali.

 

polyadCây cam sai quả tại vườn nhà ông Nguyễn Khắc Ghi. Ảnh: Bizmedia.

 

Nếu trước đây, mỗi vụ cam, na hoặc táo, người dân cần khoảng 300-500 kg kali tương đương 4-6 triệu đồng thì hiện tại, với số tiền đó, họ chuyển sang dùng đậu nành để bón. Cụ thể, mỗi kg đậu nành có thể bón được 5 gốc cây ăn quả trong khi một kg kali chỉ bón được 3 gốc.

Cách làm phân bón kali từ đậu nành được bà con sáng tạo trong quá trình trồng cây để tiết kiệm chi phí. Cụ thể, đậu nành đem nghiền nhỏ, cho vào thùng ngâm nước đến khi lên men và có mùi. Hỗn hợp tiếp tục được ủ trong vòng 10 ngày rồi sau đó bón trực tiếp vào gốc cây.

Với cách ủ trên, khi bón vào gốc, kiến sẽ không tha hạt đậu nành đi mà hiệu quả lại hơn hẳn so với dùng kali. Không chỉ giúp cây phát triển tốt, cho nhiều quả bóng đẹp, vị ngon ngọt, nguồn đất trồng cũng trở nên màu mỡ hơn. Đậu nành vừa có tác dụng che phủ, giữ ẩm cho đất, vừa giúp tiết kiệm diện tích đất bề mặt, hạn chế cỏ. Với cách làm này, người nông dân không phải tốn tiền để mua kali như trước.

Chế thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ gừng, tỏi, ớt

Thông thường, trong quá trình nuôi trồng, nếu phát hiện sâu rau, người dân thường sử dụng thuốc hóa học để diệt bỏ. Tuy nhiên, nếu phun thuốc hóa học bừa bãi, không đúng ngày, đúng liều thì sâu nhờn thuốc, thuốc không tan, lại gây hại cho người dùng sản phẩm.

Ý thức được điều này, nhiều nông dân chọn quay về với các loại chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học. Một trong những công thức sơ khai và hiệu nghiệm chính là hỗn hợp tỏi, gừng, ớt ngâm với rượu. Loại này giúp phòng trừ, hạn chế sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy...

Để có được thuốc bảo vệ thực vật sinh học, bà con giã nhỏ gừng, tỏi, ớt (mỗi thứ một kg) và hòa cùng 3 lít rượu trong thùng kín ở nơi thoáng mát, không nắng nóng. Sau 15 ngày, khi các chất cay đã hòa quyện là sản phẩm có thể sử dụng. Mỗi lần dùng, người dân hòa khoảng 300ml dung dịch với 5 lít nước rồi phun lên mặt lá. Hỗn hợp được phun theo chiều gió nhằm hạn chế thuốc bay vào mắt, gây cay.

Để phòng sâu bệnh, khoảng 7-10 ngày, người nông dân lại phun loại hỗn hợp trên một lần. Thời gian sử dụng của loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học là 6 tháng và thời gian cách ly chỉ trong 3 ngày.

Với những phương pháp đơn giản như trên, bà con có thể bảo quản nông sản của mình tươi lâu, đồng thời tiết kiệm tiền nguyên liệu trong quá trình trồng trọt.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh