THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:13

Mẹ mải lướt điện thoại, ngước mắt lên thấy miệng con đầy 1 màu nâu đen, nhìn thứ bên cạnh thì đã biết con đang ăn gì

Trẻ nhỏ luôn tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh chúng. Trong mắt trẻ, đồ vật gì cũng lạ lẫm làm chúng muốn cầm nắm, ngửi, thậm chí là cho vào miệng ăn. Mọi người đều nghĩ đó là điều bình thường ở lũ trẻ. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, nó lại là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Mới đây một bà mẹ người Trung Quốc đã đăng tải lên MXH những hình ảnh về cậu con trai 10 tháng tuổi của mình. Chẳng là bé đang độ tuổi biết bò, luôn bò lê nghịch ngợm khắp các ngõ ngách trong nhà. Bà mẹ này trông con rất mệt nên thi thoảng cô tự cho mình chút thời gian nghỉ ngơi, ngồi chơi điện thoại để con tự do hoạt động.

Mẹ mải chơi điện thoại để con trai bò đi ăn đất, cô dở khóc dở cười nhưng người xem lại sốt sắng khuyên đi khám bác sĩ, bởi có khả năng bé mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ và nguy hiểm  - Ảnh 1.

Bà mẹ mải nghịch điện thoại để con tự bò chơi.

Hôm đó, khi ngẩng lên nhìn con, cô ngạc nhiên thấy cậu bé đã bò đến chậu cây và bốc đất bỏ vào miệng ăn. Phát hiện ra hành vi của con, người mẹ chạy đến thì trong miệng cậu bé đã đầy đất. Cô bật cười, chụp lại mấy bức ảnh con ăn đất rồi đăng lên khoe với mọi người kỷ niệm ở nhà trông con đáng nhớ của mình.

Mẹ mải chơi điện thoại để con trai bò đi ăn đất, cô dở khóc dở cười nhưng người xem lại sốt sắng khuyên đi khám bác sĩ, bởi có khả năng bé mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ và nguy hiểm  - Ảnh 2.

Cậu bé tỏ ra thích thú với đất ở chậu cây.

Khi bà mẹ chạy đến kiểm tra thì trong miệng bé trai 10 tháng tuổi đã đầy đất.

Nhưng cô không ngờ được, người xem đa số lại cảnh bảo cô phải nhanh đưa con đến bệnh viện kiểm tra:

- Giống con tôi quá, vớ được cái gì là ăn cái đấy!

- Có khi đứa bé nghĩ đất là socola cũng nên, buồn cười quá!

- Đây là bệnh đấy, cần phải chữa. Trẻ con thường thích gặm cắn các thứ nhưng đến mức ăn đất thì phải xem lại. Rất có thể bé bị thiếu nguyên tố vi lượng nào đó!

- Chẳng lẽ đây là hội chứng Pica? Nhìn mà lo, chị hãy đưa con đi khám ngay xem!

- Có thể là thiếu kẽm đấy, trước đây con tôi cũng như vậy. Sau đó đi khám và bổ sung kẽm thì đã ổn.

Việc trẻ nhỏ thích bỏ vào miệng mọi thứ chúng tìm được có thể đơn thuần chỉ là thiên tính thích tò mò, muốn khám phá của chúng. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần trông nom con cẩn thận, để chúng không cho vào miệng những đồ vật mất vệ sinh hoặc gây nguy hiểm là được.

Nhưng việc ăn đồ vật lạ cũng có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu một hoặc vài nguyên tố vi lượng nào đó, dẫn đến trẻ thích ăn những thứ không phải đồ ăn như vậy. Nặng hơn nữa là trẻ có thể mắc hội chứng Pica. Đối với khả năng này, cha mẹ phải đưa con đến những cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và có hướng điều trị kịp thời.

Hội chứng Pica là gì?

Hội chứng Pica là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi tình trạng trẻ thường xuyên ăn các đồ vật không phải thức ăn như đất, cát, giấy, sơn, phấn, tóc, gỗ… Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa và chậm phát triển. Nếu kéo dài lâu, hội chứng này có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ.

Mẹ mải chơi điện thoại để con trai bò đi ăn đất, cô dở khóc dở cười nhưng người xem lại sốt sắng khuyên đi khám bác sĩ, bởi có khả năng bé mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ và nguy hiểm  - Ảnh 4.

Với những trẻ mắc hội chứng Pica, sự tò mò của bé sẽ vượt khỏi ngưỡng thông thường. (Ảnh minh họa)

Với những trẻ mắc hội chứng Pica, sự tò mò của bé sẽ vượt khỏi ngưỡng thông thường. Nếu trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bắt đầu có khuynh hướng thường xuyên thèm và đòi ăn các món không phải thức ăn kéo dài từ 1 tháng trở lên, bạn nên nghĩ đến hội chứng này.

Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh kỳ lạ này có thể là do thiếu hụt các khoáng chất như kẽm và sắt; có tổn thương trong não; gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và tâm thần phân liệt. Ngoài ra, Pica còn có liên quan mật thiết đến những chấn thương cảm xúc, thiếu thốn tình cảm, bị cha mẹ bỏ bê...

Bệnh có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, như tắc nghẽn đường ruột, thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc chì, ảnh hưởng đến xương hàm...

Tú Cầu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh