THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:03

Mẹ chết, bố bỏ đi, anh lớp 8 lóng ngóng chăm 2 em nhỏ trong giá rét


 

 

Mẹ chết, bố bỏ đi, anh lớp 8 phải nghỉ học chăm 2 em nhỏ. Đó là hoàn cảnh của 3 anh em bé Bàn A Sên mà chúng tôi đã gặp trong chuyến công tác lên vùng cao của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Theo chân cô giáo Phan Hồng Lý- Hiệu trưởng trường mầm non Nậm Búng, chúng tôi đến thăm em trong tâm trạng không thể tệ hơn bởi cái lạnh thấu xương thấu thịt trong căn nhà vắng - nơi có 3 đứa trẻ đang dựa vào nhau để “tồn tại” cho qua ngày chứ không hề được “sống” một cuộc đời cho đúng nghĩa.

3 anh em Sên bên bữa cơm trưa.

 

Nồi cơm được vét cùng chảo canh rau rừng nấu loang loãng.

 

“Mẹ cháu mất từ ngày sinh em Nhị được 1 tháng, còn bố cháu đi đâu cháu không biết ạ” – Giới thiệu về gia đình, Sên chỉ có bấy nhiêu để nói, còn lại tất cả là sự cô đơn, đói nghèo và sợ hãi của 3 đứa trẻ đang hiện hữu rõ mồn một trước mắt chúng tôi. Liên tục bặm môi và cúi đầu, hai bàn tay của em còn cố ôm chặt hơn 2 đứa nhỏ như để ra sức bảo vệ các em trước người lạ. Có lẽ là em sợ, bởi giữa cuộc sống đầy khắc nghiệt này có ai lo cho đâu, chúng phải tự mình xoay sở, tự mình thích nghi và bảo vệ chính mình.

Mẹ các em chết vì bị bệnh khi sinh em Nhị được 1 tháng tuổi.
Cuộc sống đói nghèo của 3 anh em diễn ra trong nhiều năm nay.

“Sên đang học lớp 8 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Búng nhưng em ít được đến trường lắm bởi còn phải ở nhà lo đi kiếm rau rừng về cho các em ăn. Hai em của Sên là bé Bàn Thị Ton hiện đang học lớp 5 trường Tiểu học Sài Lương và bé Bàn A Nhị 5 tuổi hiện đang học lớp mẫu giáo trường mầm non Nậm Búng”. Cô giáo Phan Hồng Lý kể chuyện gia đình em với ánh mắt đau đáu, đỏ hoe đầy nước. Cô bảo đã không lên thì thôi chứ cứ lên nhìn thấy chúng là xót ruột lắm nhưng không thể giúp các em được nhiều hơn nữa.

Là anh cả, Sên phải nghỉ học ở nhà chăm cho 2 em.
Hàng ngày ăn rau rừng để sống, các em vẫn vui vẻ.

Nghe tâm sự của cô, tôi cũng thấy chạnh lòng bởi ngó trước, ngó sau, căn nhà trống hoác được ghép bởi những tấm gỗ không lành lặn của các em không có bất cứ một thứ gì đáng giá ngoài 1 cái nồi, 1 cái chảo méo cùng mấy tấm chăn cũ rỉ, rách loang lổ. Đã từ lâu, các em quen với cuộc sống này bởi mẹ chết rồi, bố lại không có mặt thành ra 3 đứa trẻ chỉ ước có đủ cái ăn là điều hạnh phúc, đủ đầy nhất với chúng.

Ở nhà bé Nhị không dám đi dép vì sợ nhanh hỏng.
Căn nhà của 3 anh em cậu bé Sên nằm cách biệt một mình ở ven đường.

Trong suốt cả buổi ngồi quan sát và nói chuyện với 3 anh em, hình ảnh cậu bé Nhị đi chân đất lấm lem giữa trời đông giá lạnh nhưng trên tay luôn ôm khư khư đôi dép tổ ong còn mới khiến tôi cứ ám ảnh mãi không thôi. Em bảo đôi dép này là của cô giáo cho nên chỉ đi học thôi, còn về nhà lại cất đi cho mới không sẽ nhanh hỏng mất. Biết được điều này, lúc đó tôi cũng không nhớ mình đã nghĩ gì, chỉ thấy nước mắt cứ thi nhau chảy ra ướt nhèm mà bản thân mình không hay biết. Đôi dép tổ ong, có lẽ nó chỉ đáng giá 20.000 đồng nhưng với các em, nó không chỉ là một món quà phải trân trọng mà là cả một gia tài có giá trị lớn nhất trong căn nhà này.

Cuộc sống của các em sẽ đi đâu, về đâu?
Cậu bé Sên khao khát được đến trường tiếp tục đi học.

Nắm được tình hình của 3 anh em bé Sên, anh Triệu Chung Minh – Phó chủ tịch xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ái ngại cho hay: “Bố các em đi đâu không ai biết, thi thoảng thì vẫn có người nhìn thấy bố các em về nhưng chỉ sang hôm sau thôi là đã đi đâu mất rồi. Hiện tại 3 anh em phải tự nuôi nhau, gạo ăn thì là do mọi người cho còn rau rừng là do Sên đi kiếm về để 3 anh em cùng ăn. Ở vùng cao chúng tôi nghèo lắm nên mọi người không cho các em được nhiều nên mong mọi người ở xa thương 3 anh em để giúp các em có cái ăn để Sên còn có điều kiện tiếp tục quay lại trường học”.

 

Để tham gia chia sẻ và cập nhật sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí dành cho các hoàn cảnh nhân ái, mời các bạn tham gia vàoFanpage nhân ái của báo Dân trí trên mạng xã hội Facebook.

Chia tay 3 anh em, tôi cứ nhớ cái cúi đầu của Sên, cái sợ hãi không dám nói chuyện của bé Ton và đôi dép tổ ong lúc nào cũng được bé Nhị giữ khư khư bên mình như một báu vật. Các em chẳng còn mẹ, bố cũng không nuôi dưỡng, nên nghèo khổ và đói khát lắm. Em chẳng dám ước gì đâu, chỉ mong sao có đủ bát cơm ăn để tiếp tục được đến trường với thầy cô, bạn bè và con chữ… Nhưng sao điều ước đó lâu quá bởi Sên phải nghỉ học lâu rồi, em cũng không biết khi nào sẽ được quay lại trường học nữa?

 

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2016: Bé Bàn A Sên (thôn Nậm Chậu, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)

Số ĐT: 0912.887.487 (Số ĐT của cô giáo Phan Hồng Lý - Hiệu trưởng trường mầm non Nậm Búng)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: [email protected]

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh