THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 10:53

Mặt trận truy vết: Những nỗ lực vàng mười cho phương châm thần tốc

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, việc truy vết thần tốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngăn chặn quá trình lây lan của dịch bệnh, hạn chế sự phát tán ra cộng đồng giúp bảo vệ sự an toàn của cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giảm tối thiểu sự ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân. Quá trình truy vết được dựa trên khai thác thông tin lịch trình di chuyển, sinh hoạt tiếp xúc của ca nhiễm, nghi nhiễm, để từ đây với sự huy động của toàn bộ các nguồn lực từ truy xuất hệ thống camera, điều tra dịch tế, các mối quan hệ gia đình, người thân, người quen… cho đến các biện pháp kêu gọi tự giác khai báo, khuyến khích tố giác các đối tượng trốn khai báo… cũng được huy động tối đa nhằm đảm bảo không bỏ sót các yếu tố dịch tễ, đánh giá đúng, phân loại phù hợp các nhóm đối tượng và yếu tố liên quan giúp các hoạt động phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm… được giảm áp lực và tiến hành hiệu quả, nhanh chóng.

Ths.Bs Lương Chấn Quang, Phụ trách Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Viện Pasteur TP.HCM, Đội phó Đội Điều tra, giám sát dịch Tổ thường trực đặc biệt chống Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM cho biết: “Khi phát hiện ca nhiễm, nghi nhiễm (ca chỉ điểm), theo quy định trong vòng 24 tiếng phải xác định được toàn bộ các trường hợp tiếp xúc gần hoặc có liên quan đến các ca này, tiến hành cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, với các khu vực đông đúc có nguy cơ cao, có khả năng tiếp xúc ở nhiều mức độ khác nhau sẽ tiến hành khoanh vùng diện rộng để ngăn chăn nguy cơ lây lan, sau đó tiến hành điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, đánh giá lại nguy cơ sẽ tiến hành điều chỉnh khu vực, mức độ cách ly, phong tỏa phù hợp; Với các chủng vi rút biến đổi có tốc độ lây lan nhanh hơn, yêu cầu thần tốc trong truy vết càng cần được đặt lên một mức độ cao hơn để theo kịp, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của mầm bệnh. Để đảm bảo phương châm thần tốc đó là sự nỗ lực, quyết tâm không hề nhỏ, là sự túc trực, luôn chuẩn bị sẵn sàng của các đơn vị, các tổ truy vết…để khi nhận được thông tin về ca nhiễm, nghi nhiễm thì hoạt động truy vết sẽ được lập tức triển khai trên nhiều mặt trận nhằm tận dụng từng phút, từng giây vì một giây chậm trễ là một giây gia tăng nguy cơ lây nhiễm”.

Từ một nguồn thông tin ban đầu về các đối tượng tiếp xúc gần, người có liên quan bằng nhiều biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của nhiều lực lượng như Công an, Dân phòng, Dân quân, nhân viên IT, lực lượng y tế cơ sở… sẽ tìm được các đối tượng tiếp xúc gần và có liên quan tiếp theo để đảm bảo không bỏ sót bất cứ trường hợp nào. Các câu hỏi luôn được đặt ra trong quá trình truy vết là liệu có bỏ sót yếu tố nguy cơ nào không? Liệu còn có địa điểm nào chưa được điều tra? Liệu có trường hợp tiếp xúc gần, có liên quan nào chưa được phát hiện? Quá trình này sẽ được thực hiện liên tục, rà soát chặt chẽ nhằm đảm bảo không bỏ sót bất cứ nguy cơ nào nhất là những trường hợp bệnh nhân có lịch trình dày đặc, phức tạp. Các lực lượng truy vết luôn túc trực sẵn sàng với nhiều kịch bản và phương án khác nhau với sự phối hợp, phân công nguồn lực, lực lượng từ nhiều đơn vị, nhiều cấp… để luôn sẵn sàng ứng phó với những diễn biến trong thực tế.

Mặt trận truy vết: Những nỗ lực vàng mười cho phương châm thần tốc - Ảnh 1.

Một trong những khu vực bị phong tỏa liên quan đến các ca mắc ở Tân Sơn Nhất.

Như trường hợp tại Bình Dương, việc chia đội truy vết được thực hiện theo từng địa bàn nhỏ, khi quá trình điều tra truy vết được hoàn thành đối với các trường hợp F1, các đội truy vết tiếp tục thực hiện các hoạt động truy vết đối với các trường hợp F2 để luôn sẵn sàng cho những phương án, diễn biến bất ngờ của dịch bệnh; Một số trường hợp truy vết được thực hiện ngay trong đêm với sự phối hợp của nhiều đội truy vết trên nhiều địa phương trong một số trường hợp có lịch sử tiếp xúc phức tạp. Ths.Bs Lương Chấn Quang chia sẻ thêm.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, tờ Tin tức của TTXVN thông tin, trưa nay (13/2), Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp nghi nhiễm mới với virus SARS-CoV-2; đều liên quan đến ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.

Hai trường hợp mắc Covid-19 mới này là hai mẹ con ngụ tại quận 12, được phát hiện trong đợt xét nghiệm cho các hộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS.

Hai trường hợp này là hai mẹ con, ngụ tại Quận 12, được phát hiện thêm trong đợt xét nghiệm cho các hộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS. Người nhân viên này nghỉ việc từ ngày 1/2 nên không tham gia đợt lấy mẫu tầm soát nhân viên tại sân bay. Trong đợt xét nghiệm hộ gia đình nhân viên sân bay, người này cùng gia đình (mẹ và em gái) khai báo y tế và được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.

Kết quả xét nghiệm mẫu gộp ngày 11/2 dương tính với virus SARS-CoV-2. Sau đó, cơ quan y tế đã tiến hành xét nghiệm mẫu đơn, ngày 12/2 mẫu xét nghiệm của người mẹ (làm việc ở Công ty GGM tại Khu công nghiệp Tân Bình) được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. Bản thân nhân viên làm việc tại sân bay và em gái có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính, được đưa đi cách ly tại Củ Chi. Đến sáng 13/2, mẫu xét nghiệm của nam nhân viên này cũng xác định dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ngay khi mẫu gộp của cả gia đình nhân viên sân bay này cho kết quả dương tính virus SARS-CoV-2, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc, địa điểm liên quan đến các trường hợp này, xử lý theo quy định. Thành phố đã cơ bản kiểm soát chuỗi lây nhiễm này, tiếp tục các biện pháp để cắt đứt hoàn toàn chuỗi lây nhiễm và tầm soát rộng ở cộng đồng.

Như vậy, đến nay, TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 33 trường hợp mắc Covid-19. Thành phố đã cơ bản kiểm soát chuỗi lây nhiễm này và tiếp tục các biện pháp để cắt đứt hoàn toàn chuỗi lây nhiễm và tầm soát rộng ở cộng đồng.


HOÀNG MINH (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh