THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:25

Mắc chứng ợ nóng và nấc trong nhiều năm nhưng tự mua thuốc uống, đến khi đi khám mới biết mình bị ung thư

Sau 20 năm khó chịu vì ợ hơi và ợ nóng, Peter Denson, một kỹ sư huấn luyện viên đã nghỉ hưu sống tại Gillingham, Anh quốc, đã rất sốc khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản.

Trong những năm trước đây, Peter nghĩ rằng sự khó tiêu của mình là bình thường, chủ yếu là do cách anh ăn uống. Vì vậy mà anh đã không đi khám. "Công việc của thôi thỉnh thoảng ở ngoài đường nên tôi thường vừa ăn vừa đi, nhiều khi tôi cũng chọn các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe lắm. Tôi nghĩ rằng do mình đã ăn trong tình trạng nuốt quá nhiều không khí nên đã uống thuốc trị chứng ợ nóng không cần kê đơn trong nhiều năm", Peter chia sẻ.

Mắc chứng ợ nóng và nấc trong nhiều năm nhưng tự mua thuốc uống, đến khi đi khám mới biết mình bị ung thư - Ảnh 1.

Trước đó, khi có triệu chứng khó chịu, Peter đã đi khám và được chỉ định thực hiện nội soi dạ dày. Bác sĩ kết luận anh bị thoát vị gián đoạn - một bệnh phổ biến khi 1 phần dạ dày bị đẩy lên về phía ngực. Peter nhận được lời khuyên là không cần quá lo lắng, chỉ cần cố gắng giảm cân một chút là bệnh sẽ tự động điều chỉnh. Sau đó, ông tiếp tục uống thuốc trị ợ nóng nhưng cơn nấc và trào ngược axit vẫn tiếp tục diễn ra. 

Đối với Peter, tiếng nấc khi đi ngủ, cùng với vị chua trong miệng, đã trở thành mối phiền toái hàng đêm. Chúng thường xảy ra vài lần một tuần, mỗi lần khoảng 15 phút hoặc lâu hơn, thường là khi ông nằm xuống đi ngủ. Nó khiến ông không thể ngủ khi mà cứ vài giây lại nấc 1 lần.

Đến tháng 2 năm 2017, sau khi bị khó thở không liên quan đến chứng khó tiêu, Peter tiếp tục đi khám thì được gửi đi chụp CT. Lần này, ông được thông báo rằng căn bệnh Barrett thực quản (các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường do các axit dạ dày bắn tung tóe làm hỏng niêm mạc thực quản) của ông đã chuyển sang bệnh ung thư. Sở dĩ ông hay bị nấc là do tình trạng thoát vị gián đoạn nằm ngay dưới thực quản và khiến các cơ hoành bị co thắt, dẫn đến nấc cụt.

Cũng như nấc cụt mãn tính, các yếu tố nguy cơ của Barrett bao gồm ợ hơi, trào ngược axit và mùi vị khó chịu trong miệng. Bệnh ung thư của Peter được phát hiện sớm nên ông có thể được phẫu thuật cắt bỏ khối u bằng cách mổ nội soi cắt bỏ niêm mạc. Sau đó là điều trị xạ trị.

Bác sĩ Jason Dunn, bác sĩ tư vấn tiêu hóa tại Bệnh viện Guy và St Thomas, London, và cũng là người đã điều trị cho Peter cho biết, chỉ khoảng 1/4 trong số 650.000 người ở Anh ước tính mắc bệnh Barrett thực quản, số còn lại thường bỏ qua các triệu chứng của họ nên hay tự dùng các loại thuốc không kê đơn.

Mắc chứng ợ nóng và nấc trong nhiều năm nhưng tự mua thuốc uống, đến khi đi khám mới biết mình bị ung thư - Ảnh 3.

Phần lớn trong số họ cũng không nhận thức được rằng trong một số trường hợp, trào ngược axit kéo dài có thể dẫn đến Barrett, sau đó có thể dẫn đến ung thư.

Bác sĩ Jason Dunn cũng nói rằng: Mặc dù bệnh Barrett thực quản có nguy cơ phát triển ung thư thực quản không cao nhưng nếu các tế bào lót thực quản bắt đầu hoạt động bất thường - được gọi là loạn sản - thì nguy cơ ung thư tăng từ 0,5% lên 15% mỗi năm. Chứng loạn sản là nơi các tế bào lót thực quản được thay thế bằng loại tế bào thường thấy trong dạ dày. Nhìn qua camera nội soi, thực quản trông có màu đỏ và bị viêm.

Mặc dù bệnh Barrett thực quản có nguy cơ phát triển ung thư thực quản không cao nhưng nếu các tế bào lót thực quản bắt đầu hoạt động bất thường - được gọi là loạn sản - thì nguy cơ ung thư tăng từ 0,5% lên 15% mỗi năm.

Mỗi năm, khoảng 9.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản và nó cướp đi 8.000 sinh mạng.

Và dù cho trong khi hàng triệu người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit không có nguy cơ mắc bệnh ung thư, các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên rằng: Những người có triệu chứng ở nóng, nấc cụt kéo dài trong 3 tuần trở lên nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế thay vì tự mình dùng các loại thuốc không kê đơn.

Tr. Thu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh