CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 05:57

"Lãnh đạo kém sẽ ngáng chân người giỏi"

 

Sinh năm 1923, Lý Quang Diệu học trung học tại một trường của Anh ở Singapore, sau đó theo học trường Kinh tế London rồi tới Cambridge, nơi ông theo học ngành luật. Trở về Singapore, ông thành một luật sư có tiếng, chuyên lĩnh vực nghiệp đoàn.

Ông Lý Quang Diệu gặp Tổng thống Mỹ Obama tại phòng Bầu dục năm 2009

Năm 1954, ông là sáng lập viên và là tổng bí thư đầu tiên của đảng Nhân dân hành động (PAP), vị trí mà ông nắm giữ gần 40 năm. Sau đó, ông đưa ra một chương trình cải tổ to lớn, nhằm biến Singapore từ "nơi tăm tối với đói nghèo và tan rã" thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Từ 1960 tới 1980, mức giá trị hàng hóa dịch vụ bình quân đầu người ở Singapore tăng gấp 15 lần.

Khi ông lên nắm quyền năm 1959, Singapore trong tình trạng thất nghiệp cao, dân thiếu nhà ở trầm trọng, tham nhũng lan tràn. Lý Quang Diệu đã áp dụng hàng loạt biện pháp nhằm loại trừ tình trạng tham nhũng. Nhờ đó, nạn tham nhũng được xóa bỏ, Singapore trở thành quốc gia hình mẫu về một chính phủ sạch. Sự liêm chính được duy trì từ thời Lý Quang Diệu cho đến thời con trai ông - Lý Hiển Long - trên tinh thần “bốn không”: “không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng”.

Về chính sách nhà ở cho người dân, ông Lý Quang Diệu đã đưa ra chương trình nhà ở giá thấp và kế hoạch công nghiệp hóa nhằm tạo công ăn việc làm. Ông cũng nỗ lực phát triển đồng đều các nhóm sắc tộc đa dạng trên hòn đảo, nhằm tạo bản sắc Singapore độc đáo dựa trên nền tảng đa văn hóa.

Thủ tướng SIngapore Lý Quang Diệu năm 1969

Chính sự quan tâm đến đời sống của người dân, các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và phát triển giáo dục đất nước, mà ông được coi là mẫu hình của thủ tướng vì dân.

Đến thập niên 1980, GNP bình quân đầu người Singapore tăng hơn 10 lần lên 6.634 USD, tỉ lệ thất nghiệp xuống cực thấp và tỉ lệ người dân có nhà ở tăng lên tới 81%. Đến đầu những năm 2000, khoảng 90% người dân Singapore đã có nhà.

Đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất

Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Ngày trồng cây, 28/10/1971

Theo giới phân tích, thành công ấy được tạo ra và khởi nguồn từ chính niềm tin, giá trị và tầm nhìn từ người sáng lập. Những nhà lãnh đạo của Singapore mà điển hình là ông Lý Quang Diệu đã đặt niềm tin mạnh mẽ vào việc xây dựng một dịch vụ công hiệu quả trên cơ sở chính trực, thực tài, định hướng theo kết quả,  tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông thẳng thắn nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia.

Khi từ chức vào năm 1990 sau khi đã chiến thắng không dưới 7 kỳ bầu cử, ông Lý Quang Diệu trở thành vị thủ tướng nắm quyền lâu nhất thế giới. Di sản và công lao của ông Lý Quang Diệu với đảo quốc Singapore là không thể kể hết, không thể phủ nhận. Nhưng ông chỉ khiêm tốn nói trong cuốn hồi ký của mình rằng: "Tôi và các cộng sự đã góp phần đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất".

 Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua một số hình ảnh:

Người ủng hộ chúc mừng ông Lý Quang Diệu - Tổng bí thư đầu tiên của đảng Nhân dân hành động (PAP) và là Thủ tướng Singapore năm 1959


Ông Lý Quang Diệu họp với các lãnh đạo đảng Lao Động trong bối cảnh bị đe dọa đình công năm 1965


Thủ tướng Lý Quang Diệu cùng gia đình chơi cờ năm 1965


Alec Douglas Home, cựu Thủ tướng Anh gặp gỡ ông Lý Quang Diệu ở London năm 1969 


Ông Lý Quang Diệu thăm Thủ tướng Anh Margaret Thatcher năm 1985


Thành công trong chống tham nhũng, gây dựng và củng cố sự liêm chính của hàng ngũ lãnh đạo và viên chức được coi là di sản lớn nhất mà ông Lý Quang Diệu để lại cho Singapore.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh