THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:29

Luyện tập dưỡng sinh tâm thể: Lắng nghe hơi thở, đẩy lùi bệnh tật

 

Nhạc sĩ Doãn Nho và ban lãnh đạo Viện nghiên cứu ứng dụng dưỡng sinh tâm thể.

 

Mạng lưới hệ thống phát triển nhanh, rộng

Tại trụ sở của Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT ở Hà Nội (số 8, ngõ  48, phố Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy), mỗi buổi tập thường xuyên có khoảng trên 40 người đến tập luyện. Phòng tập mở cả sáng và chiều nên mỗi ngày trung bình đón khoảng 70-80 người. Trong không gian khoảng chừng 50- 60 m2, các học viên đứng tập hít, thở và các động tác theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Tất cả các buổi sáng và chiều các ngày trong tuần (trừ chủ nhật), 6 huấn luyện viên của Viện thay nhau túc trực, vừa hướng dẫn các học viên tập luyện, vừa trực tiếp tác động, trị liệu cho những người có bệnh.

Một điều khá lạ, nếu như ở hầu hết các trung tâm chữa bệnh, các cơ sở trị liệu hay các trung tâm thể dục thẩm mỹ, học viên đều phải đóng phí, thì tại Viện nghiên cứu ứng dụng DTTS (cùng các đơn vị mạng lưới ở địa phương), các thành viên đến tập luyện DSTT đều không phải lo gánh nặng chi phí. Có một hộp gỗ nhỏ, các học viên chỉ tự nguyện bỏ tiền nhiều ít tùy tâm, số tiền đó dùng để trang trải tiền thuê địa điểm, tiền điện, nước và các chi phí phục vụ cho việc tập luyện, ai không có tiền đóng góp vẫn thoải mái đến tập và được các huấn luyện viên tác động, trị liệu bệnh.

 

Hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh tâm thể.


Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT Hà Nội được thành lập tháng 8/1995, sau khi bà Tôn Nữ Hoàng Hương, quê ở Bình Định (người được các học viên trân trọng gọi là má Hai Hương), trưởng môn dưỡng sinh này được Liên hiệp Công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đứng ra bảo trợ hoạt động. Đến nay, mô hình này đã có mặt tại hơn 30 tỉnh, thành trong cả nước và hàng trăm nghìn người đã hưởng những thành quả của phương pháp tập luyện, đẩy lùi bệnh tật không dùng đến thuốc này.

 Khỏi bệnh đến khó tin

Nhạc sĩ, Đại tá Doãn Nho đảm nhiệm vai trò Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT từ những ngày đầu thành lập. Nhận định về một số trường hợp, ông cho rằng, khỏi bệnh nhờ tập luyện DSTT rất khó tin nhưng đã diễn ra trong thực tế, mà trường hợp của vợ ông, bà Nguyễn Nguyệt Ánh là ví dụ điển hình.

Tham gia chiến dịch Tây Nguyên rồi trở về, sau khi sinh con đầu lòng, bà Ánh bị chẩn đoán ung thư buồng trứng từ năm 1989. Phẫu phẫu xong, bác sĩ tiên lượng bà chỉ sống được 5-6 năm. Thế nhưng từ năm 1996, khi bắt đầu tập luyện phương pháp DSTT, thì những biểu hiện ung thư di căn của bà Ánh đã bớt dần, rồi bệnh tật của bà cũng thuyên giảm theo thời gian. Đến nay ở tuổi ngoài 80, bà Ánh vẫn sống khỏe mạnh, thường xuyên tập luyện DSTT và đem những kinh nghiệm tập luyện truyền cho các bệnh nhân khác, trở thành một huấn luyện viên tích cực của phương pháp tập luyện này. Chứng kiến người Vợ khỏi bệnh một cách kỳ diệu, nhạc sĩ Doãn Nho đã tình nguyện đảm nhận vai trò Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT - công việc mà ông coi là để “đền ơn đáp nghĩa” cho những ân nhân đã cứu sống vợ mình.

Những trường hợp “bệnh viện  trả về”  như bà Nguyệt Ánh đến với DSTT khá nhiều và cũng rất nhiều người đã khỏi bệnh sau khi tập DSTT. Như trường hợp của bé Phạm Thanh Thanh (sinh năm 2011, ở khu Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội). Năm 2013, bé Thanh bị viêm tai giữa chảy mủ, gia đình đưa vào Viện Nhi, rồi bệnh viện Xanh pôn để điều trị nhưng đều bị trả về vì bé dị ứng với tất cả các loại kháng sinh. Mẹ cháu Thanh cho biết, lúc đó gia đình rất hoang mang vì không biết phải làm sao trong khi cháu đau tai, sốt liên tục 39-40 độ không giảm. Nhờ quen biết, gia đình đã được giới thiệu đến bà Đỗ Thị Bích Vân, huấn luyện viên DSTT. Được bà Bích Vân truyền năng lượng để chữa bệnh, chỉ vài ngày cháu đã hết sốt, qua một liệu trình trị liệu hơn 20 ngày, bé Thanh đã khỏi viêm tai giữa, cơ thể khỏe mạnh, đến nay chưa một lần tái phát bệnh.

 

Huấn luyện viên Đỗ Thị Bích Vân (áo vàng) chụp ảnh lưu niệm với gia đình bé Phạm Thanh Thanh.


Tại Trụ sở của Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT Hà Nội có khá nhiều người khi mới đến tập luyện trong trạng thái bệnh nặng, phải có người dìu, xốc nách, nhưng sau thời gian tập luyện và được các huấn luyện viên trực tiếp trị liệu, họ đã khỏe mạnh và quay trở lại làm việc. Thầy giáo Nguyễn Đăng Hùng (ở Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) mới 35 tuổi nhưng đã bị thoát vị đĩa đệm, tái phát bệnh đến lần thứ tư, bệnh viện yêu cầu phải mổ, xác suất thành công theo dự đoán là 50/50. Lo sợ nếu không thành công sẽ có thể bị liệt khi tuổi đời còn quá trẻ nên anh Hùng chần chừ, rồi anh đọc được một bài báo nói về DSTT và tìm  đến với Viện. Những ngày đầu anh Hùng phải để vợ chở xe đưa đi, thậm chí anh còn không thể quay người được. Thế nhưnh, chỉ sau khoảng một tháng luyện tập và điều trị, anh Hùng không chỉ trở về với công việc giảng dạy mà còn tiếp tục làm thêm nghề phụ là chế tác đồ thờ bằng đồng. “Giờ tôi có thể ngồi 14 tiếng một ngày, đến người khỏe còn khó, nói gì đến một người bị thoát vị đĩa đệm nặng như tôi”, anh Hùng tâm sự.

 Từ người bệnh trở thành huấn luyện viên

Có thể nói, cái duyên đến với DSTT của hầu hết các vị trí lãnh đạo của Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT cũng như những huấn luyện viên DSTT hiện nay đều bắt đầu từ việc “có bệnh thì vái tứ phương”. Đại tá Phan Văn Kiều, Viện Phó thường trực, cho biết, ông biết đến DSTT trong một lần tham gia Đại hội cựu chiến binh. Khi đó ông ngồi cạnh bà Đỗ Thị Bích Vân và được bà cho xem một bài báo giới thiệu về DSTT trên Báo Quân đội nhân dân. Trong người vốn có nhiều bệnh: Huyết áp cao, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, thần kinh tọa và cả chứng tiểu đêm nên ông Kiều quyết định “thử”. Chỉ một tuần sau, bệnh thần kinh tọa và chứng tiểu đêm đã đỡ hẳn, rồi lượng mỡ máu cũng giảm, bệnh huyết áp và tiểu đường dần ổn định. Thấy phương pháp chữa bệnh quá kỳ diệu, lại được bà Bich Vân khuyến khích nên ông Kiều xin tham gia, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa lấy tư liệu làm bộ phim tài liệu về DSTT, vì ông vốn là biên tập kiêm đạo diễn của Điện ảnh Quân đội nhân dân. Và rồi, ông Kiều đã gắn bó với DSTT từ đó, đến nay ông đã cho ra đời 3 bộ phim tài liệu về DSTT, trở thành huấn luyện viên trực tiếp chữa bệnh cho rất nhiều người.

 

Hai huấn luyện viên Phan Văn Kiều,  Mạch Thị Chuyên điều trị cho bệnh nhân.


Người đưa Đại tá Phan Văn Kiều đến với DSTT, bà Đỗ Thị Bích Vân từng là phát thanh viên của chương trình Truyền hình quân đội. Từ những năm 1980, bà Vân đã mắc khá nhiều chứng bệnh: Viêm đại tràng, đau đầu, mất ngủ, thoái hóa 2 đốt sống cổ, huyết áp thấp và kẹt, tiền đình nặng... Đi khá nhiều bệnh viện, uống đủ các loại thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam mà bệnh cứ tái phát, năm 1991, vì bệnh quá nặng, bà được cơ quan cho nghỉ việc để đi chữa bệnh. Năm 1996, bà may mắn được má Hai Hương hướng dẫn tập luyện, chỉ sau một vài tháng, hầu hết chứng bệnh đều cùng khỏi một cách rất bất ngờ và duy trì kết quả cho đến hôm nay. Từ một bệnh nhân, bà Bích Vân cũng đã trở thành một huấn luyện viên của DSTT.

Rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh đã tiếp tục tập luyện để trở thành huấn luyện viên chữa bệnh cứu người. Nhiều trung tâm DSTT ở các tỉnh, thành ra đời nhờ vào các huấn luyện viên tình nguyện này. Ngay cả 3 vị đại tá quân đội và hai nữ tiến sĩ đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng của Viện hiện nay đều xuất phát là những bệnh nhân. Họ làm việc đó một cách tự nguyện, nói như nhạc sĩ Doãn Nho: “Chúng tôi làm việc chỉ có lương tâm mà không có lương tiền”.

 

Huấn luyện viên Nguyễn Đình Tha truyền năng lượng cho bệnh nhân.


 Chữ Tâm là điều được các huấn luyện viên đặc biệt nhấn mạnh khi nhắc đến phương pháp chữa bệnh của DSTT. Theo TS Đặng Kim Nhung, để chữa được bệnh hiệu quả thì bệnh nhân không chỉ tập luyện theo hướng dẫn, mà quan trọng hơn cả là giữ được “Tâm lành, thân lành, ngôn lành”. “Tâm lành” là sống chân thật, rộng lượng, yêu thương, vị tha...; “Thân lành” là không làm việc phạm pháp, không sát sinh, không làm hại người khác...; “Ngôn lành” là không nói dối, không nói lời độc ác, luôn chân thành trong từng lời nói...

 

Huấn luyện viên Phan Văn Hùng trị liệu cho bệnh nhân Lê Thị Nguyệt (Thanh Hóa).


          Lý giải về phương châm tập luyện, đẩy lùi bệnh tật của DSTT,  bà Nhung cho biết, đó là cách để thu hút được những nguồn năng lượng tích cực và đẩy lùi những nguồn năng lượng tiêu cực gây ra bệnh tật. Bởi theo nghiên cứu của y khoa, có rất nhiều chứng bệnh thuộc về thể chất lại có cội nguồn từ tinh thần. Ví dụ, khi giận dữ, căng thẳng..., các cơ bắp của chúng ta căng lên, tim của chúng ta đập dồn dập, tạo nên những điểm bị áp lực, đó chính là nguyên nhân để dẫn tới đau đầu, mỏi vai... Nếu thường xuyên ở trong trạng thái này, thậm chí còn dẫn tới đau tim, đau gan, đau thận; khi áp lực lớn, có thể dẫn tới vỡ tim tại chỗ. Trái lại, khi chúng ta tạo nên những suy nghĩ tích cực, bình an, cơ thể chúng ta được thư giãn, oxy được nạp đủ cho máu, cơ thể sẽ khỏe mạnh, cơ thể sẽ tự động sản xuất ra một lượng lớn các chất kháng thể và dưỡng chất, bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm.

Nghiên cứu cho thấy, tư duy tích cực, trong sáng, tự nó đã lấp đầy quanh ta nguồn năng lượng dồi dào cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh và mời gọi đến cho chúng ta dòng năng lượng phi phàm của vũ trụ.

 

Tính tới tháng 7/2015, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng số người tham gia tập DSTT trên toàn quốc vào khoảng 211.000 người với khoảng trên 530.000 ca bệnh. TS Đặng Kim Nhung, Phó Viện trưởng, cho biết: DSTT là tập luyện, chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên. Trên thế giới phương pháp chữa bệnh theo tự nhiên không dùng đến thuốc và hóa chất, mà dùng những nguyên liệu của tự nhiên là y học năng lượng thuộc nhóm y học bổ sung. Nó tôn trọng thành công của các phương pháp, rất lành tính và không có phản ứng phụ. So với 14 nhóm bệnh của ngành y, rèn luyện theo phương pháp DSTT đạt hiệu quả cao đối với các bệnh thuộc nhóm bệnh mạn tính, thần kinh, xương khớp, u bướu, tim mạch, tiểu đường... Tỷ lệ người chữa lành bệnh sau tập luyện lên tới trên 55%, có khoảng 35% bệnh nhân có chuyển biến khá và chỉ khoảng 10% không có chuyển biến.

 

Hoạt động DSTT trên phạm vi toàn quốc trong 20 năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Phương pháp DSTT đã góp phần giảm thiểu gánh nặng kinh phí cho người bệnh, điều này hết sức có ý nghĩa với tất cả mọi người, đặc biệt là với những bệnh nhân nghèo. 

Châu Giang - Cù Hòa

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh