CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:50

Lưu ý chăm sóc trẻ những ngày nắng nóng kéo dài

Nắng nóng kéo dài là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhất là người già và trẻ em. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm có đến 150.000 người chết do các bệnh liên quan tới khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy do nhiệt độ tăng quá cao.

Lưu ý chăm sóc trẻ những ngày nắng nóng kéo dài - Ảnh 1.

Vậy nên, bố mẹ phải là người theo sát con mình và bảo vệ chúng khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài việc tiêm phòng đầy đủ đúng theo khuyến cáo của ngành y tế, phụ huynh cần phải nắm ngay những lưu ý để giữ gìn sức khỏe cho con mình:

Một số lưu ý chăm sóc trẻ khi ở nhà trong những ngày nắng nóng

- Cho trẻ ngủ ở căn phòng thoáng mát nhất nhà, tránh những phòng quá nóng.

- Treo khăn ướt lên ghế hoặc cửa sổ trong phòng để làm mát không khí, hoặc có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng.

- Tránh sử dụng các loại gối hoặc nệm khiến trẻ lún xuống khi nằm, bởi sẽ làm cơ thể nóng và tiết mồ hôi nhiều hơn.

- Dùng quạt nhưng không chĩa thẳng vào trẻ vì dễ gây các bệnh về hô hấp.

- Đảm bảo không khí luôn lưu thông trong phòng, không được quá kín.

- Những bé còn nhỏ thì chỉ cần mặc tã khi ngủ, đừng mặc nhiều vì dễ gây rôm sảy và nổi mẩn do nóng.

- Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ để giúp trẻ nâng cao sức khỏe.

- Cho trẻ uống đủ nước và ăn những thực phẩm mát như dưa hấu, lê… Tuyệt đối tránh những thức uống có chứa caffeine và rượu. Mỗi bữa ăn nên đủ 4 nhóm thức ăn là rau quả, ngũ cốc, chất béo và đạm để tăng sức đề kháng.

- Cần vệ sinh trong ăn uống và răng miệng đều đặn để tránh nhiễm trùng, đặc biệt cần khắc phục ngay thói quen ngoáy mũi và liếm tay của trẻ.

Một số lưu ý khi trẻ ra đường

AAP khẳng định, con trẻ có thể chơi ngoài trời nếu thời tiết xấp xỉ 32 độ C, còn nếu vượt quá sẽ rất dễ bị bệnh. Nếu con bạn phải ra đường hoặc có hoạt động ngoài trời, hãy lưu ý thật kỹ những điều sau:

- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì lúc này mặt trời đang trên đỉnh.

- Tìm và nghỉ trong bóng râm nếu phải ở ngoài, nếu được hãy đến những nơi có điều hòa cho mát mẻ.

- Mặc quần áo nhẹ, rộng rãi và sáng màu. Nên lựa chọn áo quần có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi hiệu quả.

- Không được để trẻ nhỏ ở trong một chiếc xe đang đậu, dù mở cửa đi chăng nữa. Nhiệt độ bên trong xe hơi tăng rất nhanh, gần 6-7 độ trong vòng 10 phút đầu tiên nên dễ gây ngạt thở và thậm chí là tử vong.

- Cần bổ sung nước đều đặn cho trẻ khi ra đường vì cơ thể rất dễ mất nước, mỗi 15-20 phút nên uống 1 lần.

- Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, bỏ thói quen hôn hít hay nựng vì dễ vô tình lây bệnh hô hấp cho trẻ.

- Đội mũ có vành rộng khi ra ngoài nắng, có thêm áo chống nắng càng tốt.

Quan trọng nhất, nếu thấy con bạn bắt đầu có những dấu hiệu như: Sốt, ho, phát ban, tiêu chảy, nôn mửa… thì hãy đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Đừng để nắng nóng làm cản trở sức khỏe trẻ nhỏ bạn nhé.

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh