CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:02

Luật cấm nhưng nhiều người vẫn lái xe sau khi uống rượu, bia

Thông tin trên Lao động, tại một số quán nhậu trên đường Khánh Hội (quận 4), Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ (quận 7),… vẫn có khá nhiều người sử dụng phương tiện cá nhân đến các nhà hàng ăn nhậu. Thậm chí sau khi rời khỏi quán, các "ma men" bước lên ôtô, xe máy với mùi rượu, bia nồng nặc.

Cụ thể, khoảng 13h ngày 1/1, có 4 vị khách đi ra từ nhà hàng H.L số 198/48 đường Khánh Hội trong trạng thái mặt đỏ bừng, ngà ngà men say. Sau đó, 2 người đàn ông lấy xe máy chở 2 người phụ nữ nhanh chóng rời đi.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều người vẫn lái xe sau khi uống rượu, bia - Ảnh 1.

Các bảo vệ thường chứng kiến cảnh khách say xỉn vẫn lấy xe máy chạy về.

Tương tự, khoảng 13h30 tại một nhà hàng nằm ở ngã 4 giao cắt Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Thị Thập (quận 7), một nhóm khách nam gồm 6 người sau khi liên hoan nồng nặc mùi rượu, bia liền lấy xe máy ra về. Tuy vài người có dấu hiệu say xỉn, chân đi bước thấp bước cao nhưng vẫn cố gắng chạy xe đến địa điểm karaoke đã hẹn trước đó.

Anh Nguyễn Hữu Phước (30 tuổi) – bảo vệ nhà hàng H.L số 198/48 đường Khánh Hội cho biết, chuyện dân nhậu lai rai say xỉn từ tối đến sáng là bình thường, thậm chí nhiều người còn cố tỏ ra tỉnh táo để lái xe về nhà nên rất nguy hiểm. Hơn nữa, rượu bia có thể chưa ngấm ngay sau khi uống, mà ngấm dần trên đường về, khiến không ít vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra.

"Tôi đã từng chứng kiến nhiều vị khách say mềm, đi chân nọ đá chân kia thế mà vẫn cố lái xe về đến nhà. Nhưng cũng có người say quá phải gửi lại xe ở đây, hôm sau mới đến lấy", anh Phước cho biết thêm.

Xử phạt còn mang tính tuyên truyền

Người lao động đưa tin, thực tế tại TP. Hồ Chí Minh, từ tối 31/12/2019 đến sau thời điểm đón giao thừa, nhiều khu vực vẫn dày đặc quán nhậu, đông đúc thực khách. Hàng loạt tuyến đường sau thời điểm bắn pháo hoa đông nghẹt người. Cảnh kẹt xe diễn ra ở nhiều đoạn và không ít người khi đó tấp vào các quán xá bên đường ăn uống hoặc đã tổ chức các "bàn nhậu" trước đó ở khu vực gần địa điểm bắn pháo hoa. Theo một cán bộ Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP. Hồ Chí Minh, đêm giao thừa, lực lượng CSGT trước mắt tập trung thực hiện các công tác phục vụ đón năm mới, sau đó ở mỗi địa bàn phụ trách của các đội CSGT bắt đầu tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm, trong đó có vi phạm nồng độ cồn theo quy định mới.

Sang ngày 1/1/2020, nhiều người đã bắt đầu cân nhắc trong việc sử dụng rượu, bia khi lái xe. Anh Đặng Minh P. (ngụ quận 3, TP. Hồ Chí Minh) kể theo lịch hẹn mừng năm mới, trưa 1/1, anh và bạn bè tổ chức liên hoan tại một quán nhậu ở khu vực Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Lần này anh P. không dám tự chạy xe mà đi taxi đến quán, xác định sau đó cũng sẽ đón xe về. "Ngoài mức phạt khá cao, quy định mới còn tác động đến ý thức sử dụng rượu, bia nên không còn dám tùy tiện như trước" - anh P. nói.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều người vẫn lái xe sau khi uống rượu, bia - Ảnh 2.

Đã uống rượu, bia tuyệt đối không lái xe.

Trước việc quy định mới có hiệu lực, phía nhà hàng, quán ăn, một số nơi cũng đã bắt đầu tổ chức dịch vụ xe đưa khách về nếu sử dụng rượu, bia tại quán. Nhà hàng V.P trên đường Lê Quý Đôn (quận 3) thông báo với khách vào ăn uống, nếu sử dụng đồ uống có cồn sẽ có xe đưa về nhà miễn phí. Tuy nhiên, ghi nhận ở nhiều nhà hàng, quán ăn khác hiện chưa có dịch vụ này.

Đại diện Cục CSGT - Bộ Công an cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo CSGT các đơn vị, địa phương tăng cường tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn và ùn tắc giao thông.

"Cục CSGT sẽ mở chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy; kiểm tra ôtô đầu kéo sơ-mi rơ-moóc, ôtô chở khách và phương tiện thủy chở khách ngang sông, dọc sông, chở người đi lễ hội, vui chơi giải trí, tham quan du lịch, tàu cao tốc... Tập trung xử lý nghiêm các hành vi người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia và có nồng độ cồn quá mức cho phép" - đại diện Cục CSGT nói.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, kể từ ngày 1.1.2020, người điều khiển xe ôtô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22-24 tháng.

Bên cạnh đó, người điều khiển xe mô tô nếu trong cơ thể có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Còn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ cũng bị phạt từ 400-600 nghìn đồng.

PV (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh