THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:54

Lũ phá sập cầu chưa từng có: Lý giải của Phó giám đốc

 

Trao đổi với VietNamNet, ông Tạ Thanh Hùng, Phó GĐ công ty thủy điện Bản Vẽ ngày 2/9 cho biết, chỉ trong nửa tháng, lòng hồ phải hứng chịu 2 đợt mưa, lũ ống đổ về với lưu lượng nước lớn chưa từng có trong 50 năm qua. 
“Chúng tôi phải tìm cách ngăn lượng nước đổ về hạ du thấp hơn lượng nước dồn về hồ chứa” - ông Hùng thông tin. 
Cụ thể, trong cơn bão số 4 từ ngày 16-17/8, lượng nước đổ về tăng đột ngột từ 950m3/s lên đến 4.200m3/s. Ở thời điểm này, đập thủy điện xả lũ theo quy trình từ 1.000- 2.500m3/s.
Theo ông Hùng, trong bối cảnh vùng hạ du bị ngập lụt nghiêm trọng, lưu lượng xả qua công trình thủy điện Khe Bố lên đến trên 4.000 m3/s, việc hồ chứa thủy điện Bản Vẽ cắt giảm lưu lượng đỉnh lũ đến 3.000 m3/s là hạn chế được rất nhiều mức độ ngập lụt.
Trong đợt lũ tràn về ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, lòng hồ thủy điện Bản Vẽ lần thứ 2 chứng kiến mực nước đổ về cao nhất trong lịch sử. Lượng nước đổ về từ 930m3/s đến gần 4.300m3/s, gây thiệt hại nặng cho nhà máy.

Đồ họa quá trình nước lũ đổ vào hồ thủy điện, lượng nước xả ra ngoài trong cơn bão số 4

Ông Hùng cho biết, mái đá gia cố dưới cao trình 92m bị xói, bóc sâu hư hỏng gần như hoàn toàn. Mái bê tông gia cố bờ phải bị xói, sập khoảng 120m. Mái đất tự nhiên bờ phải bị sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ sạt tiếp vào nền đường vận hành N3, N4.

 

Thủy điện Bản Vẽ xả lũ 

Đặc biệt, sáng 31/8, lượng nước đổ về quá lớn, buộc nhà máy phải xả lũ bằng lưu lượng nước đổ về, khiến cây cầu dân sinh bắc qua sông Cả dài 150m bị nước cuốn trôi 2 nhịp giữa, đường dẫn bị xói trôi khoảng 20m. Nhà máy đang lên phương án khắc phục, ước khoảng 20 tỷ đồng.

Cây cầu bị lũ cuốn trôi 2 nhịp

Ngoài ra, hệ thống đường vận hành có 22 điểm sạt lở, khối lượng đất đá sạt lở ước tính trên 3.000m3.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh