Long An: Tập trung mọi nguồn lực để giảm nghèo
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 13:02 - 23/09/2015
Ông Nguyễn Văn Bon kiểm tra cơ sở vật chất của Trường cao đẳng nghề Long An.
Năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%Long An là địa phương giàu truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, cần cù lao động, vì vậy phải khơi gợi tinh thần chung tay, chung sức, chung lòng phấn đấu giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình thực hiện nông thôn mới, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chính sách an sinh xã hội, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư. Nghiên cứu, học tập cách mô hình, cách làm mới có hàm lượng chất xám cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều việc làm. Đồng thời, lựa những mô hình, cách làm hay, phù hợp để nhân rộng, xã hội hóa. Quyết tâm nâng cao tỷ lệ người được đào tạo nghề tại địa phương, tỉnh nghiên cứu tháo gỡ bất cập để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, đã đào tạo nhưng không có việc làm sẽ gây lãng phí lớn cho người dân và xã hội. Chính sách của Nhà nước là hỗ trợ người nghèo vượt khó thông qua chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, gắn với từng chương trình cụ thể với cơ chế hỗ trợ thiết thực. Hạn chế hỗ trợ tiền trực tiếp, chúng ta đưa cần câu, không đưa con cá.
Trong 8 năm thực hiện công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, tỉnh Long An luôn coi công tác này là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn. Tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình giải quyết việc làm - giảm nghèo (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII và VIII), Chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực - giải quyết việc làm - giảm nghèo (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX).
Mô hình nuôi bò giúp dân thoát nghèo.
Ông Nguyễn Văn Bon, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An cho biết, hiện chuẩn nghèo của tỉnh còn thấp so với các tỉnh lân cận, đề xuất Trung ương nghiên cứu nâng chuẩn nghèo, đồng thời điều chỉnh khoảng cách thu nhập hợp lý giữa chuẩn nghèo và cận nghèo. Hộ nghèo phải được chia ra nhiều nhóm đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo, từ đó mỗi nhóm đối tượng sẽ có chính sách hỗ trợ thoát nghèo hợp lý. Mặt khác, ngân hàng phải linh hoạt điều chỉnh thời hạn trả nợ của hộ nghèo cho phù hợp với chu kỳ thu hoạch sản phẩm của người vay. Cuối năm 2014, toàn tỉnh có 11.501 hộ nghèo, tỷ lệ 2,99% ( trong đó theo chuẩn TƯ là 6.477 hộ, tỷ lệ 1,69%); 11.107 hộ cận nghèo, tỷ lệ 2,89% (trong đó theo chuẩn TƯ là 7.058 hộ, tỷ lệ 1,84%). Bằng nhiều giải pháp, Long An phấn đấu đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3%.
Tuy nhiên, theo ghi nhận từ thực tế, trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo tỉnh vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần phải khắc phục và tháo gỡ trong thời gian tới, như chất lượng giảm nghèo chưa bền vững; số hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo. Vì vậy, tỉnh kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp để công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Cụ thể, Trung ương có cơ chế cho tỉnh thành lập Văn phòng giảm nghèo, văn phòng này sẽ trực tiếp kiểm tra và thực hiện công tác giảm nghèo sâu sát và chuyên nghiệp hơn; tách riêng đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội khỏi diện hộ nghèo; chính sách ưu đãi cho người nghèo nhiều nhưng khi thoát nghèo thì không được hỗ trợ nên không khuyến khích người dân phấn đấu thoát nghèo, cần có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người vừa thoát nghèo để họ có điều kiện thoát nghèo bền vững; gia hạn, khoanh nợ đối với những sinh viên nghèo vay vốn ra trường chưa có việc làm, vì hiện nay khoản vay này là quá hạn.