THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:00

Lời tâm sự đầy bi thương của một người trung niên thất nghiệp

9 giờ tối, A Nam ngồi trên chiếc xe máy cũ kĩ, cầm điếu thuốc thứ ba lên khẽ thở dài.

Thất nghiệp đã hơn một năm, từ quản lý tài năng đến một người giữ trẻ. Năm nay, Nam chỉ mới 40 tuổi, đã phải dựa vào rượu và thuốc lá để giảm bớt cô độc và duy trì cân bằng tâm lý cho chính mình.

Lời tâm sự đầy bi thương của một người trung niên thất nghiệp: 40 tuổi, làm một người vô công rồi nghề, bị vợ giao trông trẻ 24 tiếng/ngày... - Ảnh 1.

- 01 -

Lúc mới từ chức, con trai Nam chỉ mới được hai tuổi rưỡi, còn chưa đủ tuổi để đi học mẫu giáo. May mắn thay vợ anh ta là một người hiểu lý lẽ, không một lời phàn nàn. Cô ấy lập tức lên các trang web tuyển dụng lớn phỏng vấn xin việc và giao con cho Nam chăm sóc.

Từ khi Nam chăm con mới biết, lúc trước vợ mình đã cực khổ thế nào. Mặc dù không tốn sức lực nhiều, nhưng chỉ cần đứa nhỏ thức giấc, là phải lo dỗ đứa trẻ, cho ăn, lo ngủ bằng mọi giá. Khi mới bắt đầu, anh ta cảm thấy rất bực mình.

"Điều khiến tôi khó chịu nhất chính là không hề có thời gian riêng cho bản thân. Hơn nữa, trong mắt người ngoài, tôi chỉ là một thằng đàn ông vô dụng, không kiếm được đồng nào."

Vì thế, làm "người cha toàn năng" chỉ mới sau một tháng, Nam đã vội làm mới CV với 7 năm kinh nghiệm của mình, đăng tải lên mạng.

Tuy nhiên, mọi việc chỉ như muối bỏ biển, anh ta đợi mãi vẫn không nhận được cuộc gọi phỏng vấn nào. Cuối cùng, anh ta nhận ta, đến cái tuổi này rồi, dù kinh nghiệm lúc trước có phong phú cỡ nào đi nữa, chỉ cần là người vừa có tuổi vừa có gia đình, sẽ rất khó để được tuyển dụng.

Nam từng hứa với vợ sẽ không hút thuốc nữa, nhưng ở nhà hoài thật sự quá bức bối, khiến anh ta phải không ngừng hút thuốc để thoải mái tâm trạng.

Lúc trước, anh ta không có thói quen nghiện rượu, nhưng giờ lại phải dựa vào nó để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực sau khi mất việc.

Anh ta chỉ dám một mình ra công viên uống bia trong thời tiết lạnh giá, cô độc.

Những cảm xúc đau khổ và bất lực đó, anh ta tuyệt đối sẽ không kể với người nhà, chỉ có thể tự mình tiêu hóa nó. Bởi vì người nhà cũng không giúp được, nói ra chỉ khiến họ lo lắng thêm.

Ai đến tuổi trung niên rồi cũng sẽ như vậy, khi chia sẻ với gia đình, đa phần chỉ kể chuyện vui; còn nỗi đau, giữ lại để bản thân gặm nhắm và tự tiêu hóa một mình. Bởi vì họ biết mình đã trưởng thành, mà người trưởng thành, sẽ không còn cái quyền được "khóc nhè" như còn nhỏ, sẽ không thể "kể khổ" như thời niên thiếu nữa.

Lời tâm sự đầy bi thương của một người trung niên thất nghiệp: 40 tuổi, làm một người vô công rồi nghề, bị vợ giao trông trẻ 24 tiếng/ngày... - Ảnh 2.

- 02 -

Nếu bạn rơi vào tình huống của Nam, bạn sẽ làm gì?

Thật ra trong số chúng ta, ai cũng thường có tâm lý thế này:

Khi mới nghỉ việc hoặc thất nghiệp, hầu như ai cũng muốn dành ra một tháng để nghỉ ngơi thật tốt. Nhưng sau tháng đó, nếu như cứ liên tục không tìm được việc, chúng ta lại bắt đầu hoang mang, lo lắng.

Và để giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực trong lòng, nhiều người thường dùng đến rượu bia, thuốc lá,... để giải tỏa, đặc biệt là đàn ông.

Nhưng càng làm như vậy, bạn chỉ càng đang tự bào mòn sức khỏe và khả năng tư duy sáng suốt của mình trong vô hình.

Nếu đang rơi vào tình trạng bối rối khi thất nghiệp đã lâu đó, cách tốt nhất là bắt tay vào "làm", thay vì tiếp tục "nghĩ".

Bạn có thể tự buôn bán những món đồ ăn vặt nhỏ, làm gia công tại nhà, hoặc giả là dựa vào kĩ năng lúc trước mà tìm kiếm cho mình một công việc online phù hợp cũng được.

Con người sống là để ngày một trưởng thành, ngày một hạnh phúc. Và trong quá trình đó, khi đang từ đỉnh cao rơi xuống vực sâu hoặc chạm chân trên con đường bình phàm của người thường, đừng quan tâm đến việc người ngoài sẽ nói lời khó nghe, cũng đừng so sánh công việc này sẽ ít tiền hơn công việc trước.

Cái bạn cần làm, là tìm ra cho mình một con đường đi mới, một nơi kiếm ra tiền mới để có thể trang trải cuộc sống.

Không còn thể diện sẽ không mất mặt chết, nhưng không còn tiền sẽ đói chết đấy!

Chỉ cần bạn dám nghĩ dám làm, dám hết lòng vì cuộc sống, dám hi sinh vì ước mơ, ông trời nhất định sẽ không phụ bạc bạn.

Hãy hành động, hành động, và hành động!

Trắc trở trong đời là chuyện bình thường mà mỗi người sẽ gặp, nhưng chỉ khi bạn vượt qua được nó, bạn mới có thể trở thành một người không tầm thường.

Lời tâm sự đầy bi thương của một người trung niên thất nghiệp: 40 tuổi, làm một người vô công rồi nghề, bị vợ giao trông trẻ 24 tiếng/ngày... - Ảnh 3.

- 03 -

Thực ra, còn một cách khác thiết thực nhất cũng không dễ cho nhiều người. Đó chính là cố gắng đạt được tự do tài chính trước năm 35 tuổi. Như vậy, dù có 40 tuổi hay 50 tuổi đi nữa, bạn vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống an nhàn mà không cần phải lo lắng quá nhiều về việc kiếm tiền.

Muốn được như vậy, đừng nên lựa chọn an nhàn khi còn trẻ.

Giảm thời gian giải trí vô bổ như chơi game, đọc ngôn tình, xem phim tình cảm dài tập đến mức thấp nhất. Năng động, sáng tạo và tích cực trong mọi việc. Cố gắng tìm ra sở trường và sở đoản của mình một cách nhanh nhất.

Bạn càng tìm ra thứ mình muốn, mình thực sự yêu thích càng sớm, bạn càng đỡ lãng phí thời gian truy tìm mục tiêu.

Có nhiều người sống cả đời vẫn không xác định được bản thân muốn làm gì, chỉ chạy theo cuộc sống như người khác. Đến cuối đời vẫn còn thất bại chỉ vì đi không đúng hướng, lạc đường trong những suy nghĩ "chạy theo thời đại."

Ngay từ bây giờ, hãy xác định cho mình phương hướng chính xác càng sớm càng tốt. Chưa biết thì hãy thử làm những việc bản thân có thể làm, để tìm ra câu trả lời.

Sau đó, đầu tư hết mình vào nó, không chỉ là tiền tài, công sức, mà hãy dùng "tâm" làm nó một cách hoàn chỉnh.

Nếu thành công, không được kiêu ngạo sớm. Nếu thất bại, không được bỏ cuộc ngay.

Cuộc sống này là của bạn, nếu ngay cả bạn cũng buông thả thì chẳng ai đủ sức kéo bạn lên nổi.

Cuộc đời này là của bạn, muốn nó nở đầy hoa tươi, cỏ lạ hay trở thành một mảnh vườn hoang phế mọc đầy cỏ dại, tự bạn quyết định đi thôi!

Nhưng nhớ, thời gian sẽ không "nhân từ" với những kẻ thích chần chừ đâu!

 

Thiên Tuyết

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh