THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:43

Lời kể của phi công tiêm kích Su-30MK2

Ngôi nhà anh Phạm Văn Lệ, thôn 4, xã Thạch Bằng, Lộc Hà, sáng nay tấp nập lạ thường. Rất nhiều cán bộ từ các cơ quan quân sự, chính quyền đến để nắm thêm thông tin chuyện anh Lệ cứu sống được phi công vụ Su-30 gặp sự cố trên biển.

“Thấy người lạ đến nhà tôi rất hoảng. Sau khi nghe mọi người nói chồng cứu được phi công trong người nhẹ hẳn. Cầu mong mọi người khỏe mạnh, yên bình”, chị Trần Thị Lê, vợ anh Lệ nói.

Lực lượng chức năng sáng nay đã đến nhà ngư dân Phạm Văn Lệ để nắm thông tin

Theo chị Lê, cách đây 6 ngày, tàu rời bến để đánh cá khu vực Nghệ An, trên tàu có 7 người.

Sáng nay, PV VietNamNet đã liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người đã cứu Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường.

“Tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn.

Tiếp đó, chúng tôi đã nối máy được với Thiếu tá Cường, lúc này đang ở cạnh anh Lệ chờ tàu ra cứu hộ. 

Phi công Nguyễn Hữu Cường (ngoài cùng bên phải)

“Lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, phi công Cường kể lại.

Sau khi được tàu anh Lệ cứu, khi lên tàu Thiếu tá Cường liền gọi điện cho vợ.

“Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị. Lúc lênh đênh trên biển, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Đến giờ mới thấy mình được sống rồi”, anh Cường mừng tủi.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh