THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:07

Liều thuốc nào cho "căn bệnh" tin giả mùa dịch?

Vấn nạn tin giả lan truyền trong những thời điểm "nước sôi lửa bỏng" không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Và cũng không phải chỉ có duy nhất tin giả về "lock toàn thành phố" đang được lan truyền, mà bên cạnh đó còn có không ít thông tin giả mạo khác đang lung lạc niềm tin trong người dân, gây chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng rất xấu đến nỗ lực phòng chống dịch mà TP.Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung, đang dốc toàn lực để thực hiện thành công, trong thời gian sớm nhất có thể.

Liều thuốc nào cho "căn bệnh" tin giả mùa dịch? - Ảnh 1.

Ảnh mang tính minh họa

Từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam đến giờ, đã có hăng trăm tin giả được lan truyền trên mạng xã hội. Cơ quan chức năng đã rất nhiều lần xử phạt nghiêm khắc đối với những đối tượng cố tình tung tin giả mạo, gây tâm lý bất ổn trong xã hội. Thế nhưng, như một căn bệnh mãn tính, vấn nạn này vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, với các mức độ vi phạm khác nhau, đặc biệt là trong những thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi mà cả chính quyền và người dân đều cần hết sức tỉnh táo và bình tĩnh để xử lý các tình huống phát sinh.

Một lần nữa, vấn đề "bộ lọc thông tin" trong mỗi người dân lại cần phải được đặt ra. Hơn ai hết, mỗi người dân cần tự nhận biết được đâu là thông tin thật, đáng tin cậy, đâu là thông tin giả được tung ra với ý đồ xấu. Quan trọng nhất, người dân cần tin tưởng vào hệ thống truyền thông chính thống, bởi đây mới là những cơ quan có đầy đủ nguồn tin xác tín để cung cấp một cách minh bạch cho mọi người dân.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành, để ngăn ngừa và đi tới thành công trong việc dập dịch lần này, chúng ta nên thật bình tĩnh và tuân thủ nghiêm những cảnh báo cũng như hướng dẫn khoa học phòng chống lây nhiễm của ngành Y tế. Những thông tin này liên tục được ngành Y tế chuyển tải đến người dân qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như tin nhắn rất chi tiết đến máy điện thoại cầm tay người dân mỗi ngày. Hãy sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin trên các kênh chính thống, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật về dịch bệnh.

Tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm cũng chính là góp phần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh, thúc đẩy công cuộc này sớm đi đến thành công!

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh