THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:45

Lao động Việt Nam tại Algeria bị chủ sử dụng lao động bạo hành: Yêu cầu đối xử nhân đạo

 

Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria cử đại diện đến làm việc với chủ sử dụng lao động, gặp gỡ công nhân Việt Nam nắm tình hình đồng thời, tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết".

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

Trong tháng 9/2015, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria cũng đã nhiều lần cử cán bộ đến hiện trường để làm rõ các thông tin liên quan, thăm hỏi các lao động Việt Nam đang gặp khó khăn, cũng như phối hợp với đại diện công ty phái cử lao động là SIMCO Sông Đà làm việc cụ thể với đối tác sử dụng lao động yêu cầu phía đối tác giải quyết dứt điểm vụ việc, tôn trọng các cam kết giữa hai bên, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, đối xử nhân đạo với các lao động Việt Nam. 

Phía Bộ Ngoại giao cũng cho biết thêm, Đại sứ quán đang tiếp tục theo dõi sát vụ việc, lên các phương án can thiệp phù hợp để đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của lao động Việt Nam.

Cụ thể sự việc như sau: hàng chục lao động Việt Nam cuối tháng 7.2015, gồm 55 lao động (LĐ) Việt Nam được Công ty Simco Sông Đà đưa sang tỉnh Khenchela (Algeria) làm việc, đã kêu cứu xin về nước dù vừa mới “chân ướt chân ráo” sang Algeria làm việc, lương chưa được lĩnh, vì bị chủ sử dụng lao động đánh đập, bỏ đói.

"Nhân đây, chúng tôi yêu cầu các chủ sử dụng lao động tôn trọng và làm đúng theo những ký kết với các công ty phái cử lao động Việt Nam cũng như đối xử bình đẳng, nhân đạo, bảo đảm đầy đủ các điều kiện sinh sống, làm việc đối với các lao động Việt Nam”, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói.

Được biết, ngay trong tối 6/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã có công văn gửi Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Algeria đề nghị phối hợp giải quyết vụ việc, xác minh làm rõ việc LĐ iệt Nambị đánh đập. Để đảm bảo an toàn cho hơn 50 LĐ, tránh xảy ra tình trạng xô xát, Cục yêu cầu Công ty Simco Sông Đà phối hợp với ĐSQ có biện pháp chữa trị kịp thời cho những LĐ bị thương và đảm bảo điều kiện ăn uống đầy đủ cho các LĐ; đồng thời, yêu cầu lãnh đạo công ty phải sang làm việc với chủ sử dụng LĐ và người LĐ để thống nhất mức khoán phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho người LĐ theo hợp đồng đã ký kết. Theo ông Phạm Viết Hương, hiện có khoảng 2.400 LĐ Việt Nam đang làm việc tại Algeria.

Thanh Nhung / Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh