THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:44

Kenya: Chứng tử cũng phải “lót tay”

 

Người dân Kenya cảm thấy xấu hổ vì tình trạng tham nhũng gia tăng trong nước. Ảnh: Getty Images

Tham nhũng, hối lộ có mặt từ các dịch vụ cơ bản như: Đảm bảo được dự thầu, khám chữa bệnh trong các bệnh viện, nhận viện trợ lương thực, tìm việc làm, có được một giấy khai sinh, hay thậm chí tố cáo tội phạm tại một trạm cảnh sát cũng cần tới "đồng tiền dẫn đường". 

Điều tra của EACC chỉ ra, hơn 50% người dân Kenya tin rằng, tham nhũng đã tăng lên dưới Chính quyền Tổng thống Uhuru Kenyatta. Theo báo chí trong nước, chính Tổng thống Kenyatta cũng thừa nhận hồi tháng 11 năm ngoái rằng, tham nhũng đã khiến tiềm lực phát triển của đất nước bị đi sai hướng và dẫn tới chia cắt đất nước.

Điều đáng quan ngại, theo ông Patrick Loch Otieno Lumumba, Giám đốc Trường Luật Kenya, Chủ tịch EACC từ tháng 9/2010 - 8/2011, nhiều người dân Kenyan còn "khâm phục" lãnh đạo tham nhũng hơn là nỗ lực chống lại họ.

Ông Lumumba khẳng định: "Nếu bạn hỏi, hầu hết người dân Kenya sẽ nói họ chán nản bởi tham nhũng. Nhưng khi bạn hỏi từng cá nhân trong các trường hợp cụ thể, ví dụ trong bầu cử, cử tri sẽ trả lời họ muốn được hối lộ… Những ngày qua, thế giới đổ dồn ánh mắt vào Brazil khi hàng nghìn người đổ xuống đường biểu tình phản đối Chính phủ vì tham nhũng. Còn ở Kenya, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
Cũng theo ông Lumumba, hầu hết các thống đốc đều tham nhũng. Tuy nhiên, có một "tiền lệ" là các cá nhân này được "miễn dịch" khỏi sự truy tố. Hầu như không ai bị trừng phạt, những người được biết đến là có liên quan đến các vụ tham nhũng ở cấp cao vẫn tiếp tục tại vị. Có những cá nhân đang bị tòa xét xử, nhưng ngay cả tòa án này cũng đã được tham nhũng gõ cửa...

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh