THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 06:18

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa bác sĩ đã để bệnh nhân trong trạng thái "giả chết" để cứu sống họ sau khi gặp vết thương chí mạng

Mục đích của việc này là để kéo dài sự sống cho bệnh nhân, sau khi người này gặp phải một vết thương chí mạng. Tạm dừng sinh học sẽ cho phép các bác sĩ có đủ thời gian để cứu sống bệnh nhân của mình. Họ sẽ có khoảng 2 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ vài phút nếu cấp cứu bệnh nhân trong trạng thái bình thường.

Samuel Tisherman, tại Đại học Y khoa Maryland, nói với New Scienceist rằng nhóm các bác sĩ của ông đã đặt ít nhất một bệnh nhân của mình vào tình trạng "chết giả" (suspended animation) hay còn gọi là "tạm dừng sinh học" như là một phần của thử nghiệm nhằm mục đích khắc phục chấn thương nghiêm trọng của bệnh nhân này.

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa bác sĩ đã để một người trong trạng thái "giả chết" để cứu sống họ - Ảnh 1.

Kỹ thuật này, được gọi chính thức là "cấp cứu và hồi sức" (EPR), đang được thực hiện trên những người đến Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở Baltimore với một chấn thương cấp tính (như bị súng bắn hoặc vết thương do đâm - và đã bị ngừng tim). Trái tim của họ có thể sẽ ngừng đập và họ sẽ mất hơn một nửa máu trong cơ thể. Chỉ có vài phút để phẫu thuật, cơ hội sống sót của họ ít hơn 5% so với khả năng sống sót bình thường.

Với phương pháp đưa một người vào trạng thái "chết giả", cơ thể bệnh nhân sẽ được làm lạnh nhanh xuống khoảng 10-15 độ C bằng cách thay thế toàn bộ máu của họ bằng nước muối lạnh băng. Hoạt động não của bệnh nhân gần như dừng hẳn. Sau đó, não bị ngắt kết nối với hệ thống làm mát và cơ thể. Nếu chưa được coi là đã chết - được chuyển đến phòng phẫu thuật.

Các bác sĩ sẽ có 2 giờ để khắc phục vết thương của người bệnh. Sau đó họ được truyền máu, làm ấm cơ thể và trái tim đập trở lại.

Ở nhiệt độ cơ thể bình thường - khoảng 37 độ C, các tế bào của chúng ta cần một nguồn cung cấp oxy liên tục để tạo ra năng lượng. Khi tim ngừng đập, máu không còn mang oxy đến các tế bào. Không có oxy, não của chúng ta chỉ có thể tồn tại trong khoảng 5 phút sau đó sẽ không thể hoạt động. Tuy nhiên, việc hạ thấp nhiệt độ của cơ thể và não sẽ làm chậm hoặc dừng tất cả các phản ứng hóa học trong các tế bào của cơ thể, do đó cần ít oxy hơn và vẫn có thể duy trì sự sống.

Kế hoạch thử nghiệm của Tisherman là sẽ tiến hành trên 10 bệnh nhân khác và ông hy vọng có thể công bố toàn bộ kết quả của thử nghiệm này vào cuối năm 2020.

Cuộc thử nghiệm đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. FDA đã cho phép nhóm của Tisherman thực hiện mà không cần sự đồng ý của bệnh nhân nếu thương tích của người tham gia có thể dẫn đến tử vong và không có cách điều trị nào khác. Kèm theo đó là một trang web cho phép mọi người có thể điền tên mình vào đó trong trường hợp họ từ chối trước phương pháp này, không cho phép các bác sĩ thực hiện EPR trên cơ thể mình trong mọi tình huống.

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa bác sĩ đã để một người trong trạng thái "giả chết" để cứu sống họ - Ảnh 3.

Sự quan tâm của Tisherman đối với nghiên cứu "giả chết" này bắt nguồn từ trường hợp một thanh niên bị đâm vào tim khi đang thay giày bowling. "Anh ta là một thanh niên khỏe mạnh chỉ vài phút trước, sau đó đột nhiên anh ta chết. Chúng tôi đã có thể cứu anh ấy nếu có đủ thời gian", ông nói. Chính điều này khiến ông bắt đầu nghiên cứu những cách thức làm mát có thể, cho phép các bác sĩ phẫu thuật có thêm thời gian để thực hiện công việc của họ.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy những con lợn bị chấn thương cấp tính có thể được làm mát trong 3 giờ. Trong thời gian đó, bác sĩ có thể khâu vết thương và hồi sức cho nó. "Chúng tôi cảm thấy đã đến lúc cần áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân của mình. Và bây giờ chúng tôi đang làm điều đó. Chúng tôi phải học hỏi rất nhiều từ các thử nghiệm. Cho đến khi chúng tôi có thể chứng minh rằng phương pháp này hoạt động trên người, chúng tôi có thể nhân rộng nó để giúp cứu sống tất cả những bệnh nhân trước nay được cho là không thể cứu nổi", ông Tisherman nói.

Trên thực tế, khoảng thời gian "giả chết" cho một người trong bao lâu còn chưa rõ ràng. Khi các tế bào của một người ấm lên, họ có thể gặp phải chấn thương trong quá trình tái tưới máu, trong đó một loạt các phản ứng hóa học làm hỏng tế bào. Thời gian không có oxy càng kéo dàu thì càng có nhiều nguy hiểm xảy ra với người bệnh.

Tuy nhiên, ông Tisherman có thể cung cấp cho người bệnh một loại thuốc để giúp giảm thiểu những tổn thương này và kéo dài thời gian "giả chết", Mặc dù vậy, ông thừa nhận mình và cả nhóm "vẫn chưa xác định được tất cả các nguyên nhân gây tổn thương trong quá trình tái tưới máu".

Tisherman mô tả sự tiến bộ của nhóm tại một hội nghị chuyên đề tại Viện hàn lâm Khoa học New York.

Ariane Lewis, giám đốc bộ phận chăm sóc thần kinh tại NYU Langone Health, cho biết rằng: Đây là công việc quan trọng, nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên và cần phải xem liệu nó hoạt động ra sao thì sau đó mới có thể bắt đầu suy nghĩ về cách thức và nơi ứng dụng.

Nguồn: Newscientist

TT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh