THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 01:31

Làm giàu nhờ trồng dâu nuôi tằm

Theo Sở Khoa học-Công nghệ Đắk Nông ngoài việc vừa chuyển giao các kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao, tỉnh Đắk Nông còn huy động thêm các ngân hàng hỗ trợ vốn nên hàng loạt dân nghèo đã vươn lên. Ông Vũ Chí Bình, một hộ nông dân vốn tiếp nhận kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm sớm nhất tại thôn 8 xã Quảng Khê cho biết, đất nơi đây rất tốt, thích hợp với cây dâu nên dần dần gia đình mở rộng sản xuất. Qua 4 năm phát triển sản xuất, đến nay gia đình đã có 1 ha trồng dâu. Theo ông Bình, trồng dâu rất có lợi vì cây cà phê phải mất đến 5 năm mới thu hoạch. Hàng loạt gia đình người Nùng, người Cơ ho trong xã cùng làm theo và đã thoát nghèo.

 

         Nhiều gia đình giàu lên nhờ nuôi tằm

Để phát huy tối đa lợi ích của mô hình, gia đình ông Bình còn vay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 30 triệu đồng và Ngân hàng nông nghiệp cho vay vốn 20 triệu đồng, gia đình đã nuôi 4 hộp tằm. Trung bình mỗi năm gia đình thu hoạch khoảng 12 lứa, mỗi lứa sau khi trừ chi phí đi thì lãi cũng được 10 triệu đồng. Năm 2016 nhờ giá cả ổn định, gia đình ông Bình thu lãi được 150 triệu đồng, đã vươn lên thoát nghèo và còn tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất. Ông Bình cho biết, vì là cây ngắn ngày nên lợi thế của cây dâu là đầu tư ít nhưng thu hoạch nhanh, vì quay vòng vốn nhanh nên gia đình có tiền để trang trải chi tiêu hàng ngày. Hơn nữa  vì thời gian thu hoạch ngắn nên không sợ lỗ vì nếu lứa này giá cả có thấp thì bù lại lứa sau. Kinh nghiệm của ông Bình tiếp thu được từ cán bộ Khoa học-Kỹ thuật cho thấy, sản xuất nông nghiệp là phải biết lấy ngắn nuôi dài, đa canh chứ không nên độc canh. Nếu mất mùa “cây” này thì lấy ‘cây” khác bù lại. Nhờ có nguồn vốn tích lũy từ trồng dâu nuôi tằm, ông Bình còn mở rộng sản xuất trồng thêm 4 ha cà phê, tiêu chờ ngày thu hoạch, cũng là lúc mở ra tương lai tươi sang đối với người nông dân biết cách vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu trên vùng đất cao nguyên xa xôi này.

 

                                                                          Những cánh đồng dâu được trồng theo kỹ thuật mới

Ở thôn 8 còn có gia đình anh Trần Văn Minh cũng là hộ nông dân trồng dâu nuoi tằm khá hiệu quả. Anh Minh hiện có khoảng 2ha đất trồng dâu bắt đầu thu từ đầu năm đến nay. Anh Minh cho biết, hiện nay gia đình nuôi bình quân một lứa 3 hộp tằm, mỗi lứa bán khoảng 11,7 triệu đồng, mỗi năm thu hoạch khoảng 17-18 lứa, năm sau gia đình sẽ mở rộng 1 lứa nuôi khoảng 4-5 hộp tằm. “Ở đây trồng dâu nuôi tằm rất thuận lợi, đất tốt, lá dâu to, có hệ thống nước đầy đủ nên rất thuận lợi trong sản xuất. Nhờ trồng dâu nuôi nằm gia đình tôi đã thoát khỏi hộ nghèo và hiện đang vươn lên để làm kinh tế trang trại, với mô hình sản xuất đa canh từ trồng dâu nuôi tằm đến trồng cà phê, cây ăn trái với diện tích khoảng 6 ha. Nhờ phương án sản xuất khả thi nên tôi đã được Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho vay khoảng 450 triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất".

Anh Minh còn cho biết, mô hình trồng dâu nuôi tằm rất phù hợp với hộ nghèo vì hộ nghèo, hộ dân tộc vì thường ít vốn, nên lúc đầu chỉ trồng độ 2 sào dâu, nuôi 1 hộp tằm. Đến 10 tháng sau, có thể tăng lên nuôi 2 hộp tằm, cứ thế tích lũy vốn và kinh nghiệm sản xuất năm sau phát triển thêm 2 hộp tằm nữa. Công việc trồng dâu nuôi tằm rất nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Vì là cây lấy ngắn nuôi dài nên thay vì đi làm thuê thì trồng dâu nuôi tằm chủ động về công việc và thu nhập ổn định hơn.

Đ.H

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh