THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:53

Làm du lịch “xổi”

 

Nhưng chắc chắn những hành xử chưa đẹp với du khách tại điểm đến này, chỉ là thiểu số. Bởi trong những ngày vừa qua, có khoảng 2.500 du khách đã bị kẹt lại ở đảo Cô Tô vì mưa bão. Nhiều người điện về đất liền cho người thân chia sẻ rằng: họ được chủ các khách sạn, nhà nghỉ… tạo điều kiện cho ở lại, được phục vụ ăn miễn phí…Và đây cũng không phải lần đầu tiên khách du lịch bị mắc kẹt do mưa lớn, bão lũ ở hòn đảo du lịch này. Chỉ biết rằng trong khi những nghĩa cử đẹp, sự thân thiện của người dân trên đảo Cô tô còn ít được biết đến, ít được chia sẻ, thì chỉ cần một sự cố nhỏ loang đi trên mạng xã hội, ngay lập tức thương hiệu của một điểm đến đã giảm bớt độ lung linh…Đó thực sự là bài học thiết thực cho ngành du lịch nói chung.

Vấn nạn đeo bám du khách nước ngoài 

          Song phải thừa nhận rằng, chất lượng dịch vụ du lịch nội địa hiện còn quá nhiều vấn đề. Điều đáng nói là tư duy làm du lịch kiểu chộp giật, làm ăn theo mùa, không đầu tư bài bản vẫn đang tồn tại phổ biến. Kiếm tìm trên mạng về những điểm đến ở miền Trung, chúng tôi thấy nhiều khách sạn của những đơn vị được bao cấp của ngành A, bộ B…Gọi điện đặt phòng thường nhận được câu trả lời: Đã hết! Nhưng liên hệ qua “cò”, thì muốn bao nhiêu phòng cũng có. Giá phòng qua “cò” thường cao hơn 5-10% so với giá niêm yết của đơn vị. Cũng dễ hiểu vì “cò” phải được hưởng hoa hồng. Đành tặc lưỡi. Nhận một phòng ở khách sạn của ngành nọ ở bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), giá phòng tương đương với giá của resort hạng trung (trên 1 triệu đồng/đêm nghỉ), nhưng dịch vụ lại không hơn một nhà nghỉ bình dân hạng xoàng. Khách nghỉ chấp nhận “ba không”: không điện thoại trong phòng, không đèn ngủ, không wifi…Và sờ đến vật dụng nào, chúng cũng như muốn hỏng. Thắc mắc với các nhân viên lễ tân, thì nhận được câu trả lời ráo hoảnh: Dạ, bọn em chỉ được đầu tư có vậy. Các bác không ưng thì đi chỗ khác!

Chặt chém, chèo kéo khách du lịch

          Tưởng đâu cung cách ấy chỉ tồn tại ở những đơn vị mang danh nhà nước. Nhưng ở một số nơi, doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây khách sạn, resort hoành tráng, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là cái vỏ. Nhiều du khách phàn nàn về một resort 5 sao có tiếng ở Ninh Bình, giá không hề rẻ, những hơn 6 triệu/ ngày đêm nhưng bên trong phòng nghỉ cũng rất “nhiều không”. Rằng  cần đến vật dụng gì, nếu như không thiếu thì cũng đang trong trạng thái không còn sử dụng được.  

      Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ riêng trong tháng 7, cả nước đã đón gần 600 ngàn lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Con số này tăng hơn 12% so với tháng 6 và tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2014. Nghe thấy  thì mừng, nhưng đó chỉ là niềm vui trước mắt. Năm 2014, ngành du lịch Việt rầm rộ quảng bá cho chiến dịch "Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”. Nhưng cũng từ chiến dịch thể hiện ở phần nổi, một vấn đề đặt ra để du lịch phát triển bền vững, chứ không đơn thuần là phát triển "nóng” cho đạt mục tiêu, vẫn còn quá nhiều chuyện phải bàn. Đơn cử như việc tạo môi trường du lịch an toàn- thân thiện trong mắt du khách. Hiện tình trạng chèo kéo du khách vẫn phổ biến ở nhiều nơi, nhất là những địa điểm tập trung nhiều du khách nước ngoài. Vậy có thể chấm dứt hiện tượng đeo bám du khách được không? Ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai cho rằng, khó giải quyết triệt để tình trạng đồng bào ở Sa Pa làm du lịch kiểu chèo kéo. Xuất phát từ thực tế phát triển du lịch cộng đồng, những nơi ở xa trung tâm đồng bào vẫn chưa có được mức thu nhập như ở vùng trung tâm thị trấn. Hơn thế, một phần cũng do nhận thức của người dân nơi đây còn hạn chế. Do đó, để thay đổi thói quen làm du lịch từ chèo kéo sang văn minh, chuyên nghiệp cần mất nhiều thời gian. Đó là chưa muốn nói là phải thay đổi cả một quá trình nhận thức, ứng xử văn hóa

          Thế nên thật khó đi tìm lời giải cho câu hỏi bao giờ cải thiện được tình trạng du lịch ăn xổi, ở thì…

Triết Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh