CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:14

Lâm Đồng: Nhiều giải pháp đột phá để giảm nhanh hộ nghèo

 

 

Với chủ trương huy động mọi nguồn lực, sự chỉ đạo vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để giảm nghèo nhanh, bền vững Lâm Đồng đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trợ cấp học bổng... Dựa trên hoàn cảnh, nhu cầu thực tế của người nghèo mà chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp hỗ trợ cụ thể. Tại các xã nghèo, các huyện đang triển khai cho các hộ gia đình đăng ký hỗ trợ sản xuất. Đã có 6 xã nghèo thuộc huyện Đạ Tẻh, Đơn Dương có quyết định của UBND huyện phê duyệt số hộ và nội dung, kinh phí hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh. Tại huyện Đam Rông – huyện nghèo của tỉnh Lâm Đồng, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững  luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là cơ hội giúp huyện phát triển, thoát nghèo nhanh và bền vững. Từ đó, đã tích cực xây dựng Đề án xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương, các Sở, ngành của tỉnh và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 16/9/2009.Huyện uỷ, UBND huyện đã khẩn trương chỉ đạo, huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia thực hiện. Các tổ chức, bộ phận từ huyện đến cơ sở được thành lập, phân công, phân nhiệm để tổ chức thực hiện.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Lâm Đồng đã dạy nghề cho 17.000 người, trong đó số học viên tốt nghiệp, ra nghề 8.000 người. Đồng thời tổ chức tốt việc dạy nghề cho lao động nông thôn với các nghề chính như trồng và chăm sóc cây cao su, chế biến hồng khô theo công nghệ Nhật Bản, vận hành cơ sở lưu trú du lịch nhỏ. Đây chính là yếu tố quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỉnh đã giải quyết việc làm cho cho 15.000 người đạt 51.7% kế hoạch năm, tăng trên 500 người so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu lao động là 271 người tăng 102 người so với cùng kỳ năm 2014.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, với mục tiêu đặt ra là hoàn thành trước thời hạn được giao, ngay từ đầu năm, Sở LĐ- TB&XH đã phối hợp với các ban, ngành, MTTQ các đoàn thể tổ chức giám sát đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo tại một số xã của các huyện trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo và cận nghèotrên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện tốt các các chính sách an sinh xã hội. Công tác thông tin, tuyên truyền cũng được quan tâm thực hiện tốt. Ngành LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp với các báo, đài Trung ương và địa phương thường xuyên thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tỉnh đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển đào tạo nghề tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc và gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Tại huyện nghèo Đam Rông, nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã được triển khai hiệu quả như tổ chức trồng rừng, khoán quỹ bảo vệ rừng giúp hộ nghèo có việc làm, tăng thu nhập. Thực hiện quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khai hoang, phục hoá để sản xuất nông nghiệp vì vậy nhiều hộ nghèo đã có đất sản xuất và đất làm nhà ở. Đối tượng hỗ trợ chủ yếu tập trung ưu tiên cho các hộ đăng ký thoát nghèo, các hộ nghèo gia đình chính sách, hộ nghèo đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, tỉnh còn giúp cho nhân dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, tạo động lực vươn lên, thoát nghèo bền vững. Nhờ các Chương trình đầu tư hỗ trợ sản xuất, công tác khuyến nông, khuyến lâm, đến nay nhiều hộ đã biết áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng vật nuôi; các mô hình cây trồng vật nuôi ngắn ngày như lúa, bắp, gà thả vườn đã thực hiện có hiệu quả, năng suất lúa tăng từ 35 tạ /ha lên 45,5 tạ/ha; ngô từ 36 tạ/ha lên 50 tạ/ha; mô hình nuôi gà (chu kỳ 3 tháng) cho thu nhập 8 triệu đồng - 10 triệu đồng/mô hình, nhân dân đã hạn chế chăn nuôi thả rông như trước đây.

Xác định rõ, xuất khẩu lao động là một biện pháp quan trọng trong việc giảm nghèo, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên cho hoạt động này. Để hỗ trợ xuất khẩu lao động, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tất cả các đối tượng có hộ khẩu thường trú tại Lâm Đồng có nguyện vọng và đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động đều được hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng

Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành LĐ-TB&XH đã có nhiều giải pháp để chỉ đạo và triển khai thực hiện các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, giảm nghèo, thực hiện chính sách Người có công và các chính sách an sinh xã hội...

Thu Hà

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh