CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:50

Lái xe sẽ bị phạt ở khung cao nhất nếu từ chối kiểm tra nồng độ cồn

Sau 4 ngày thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, rất nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử phạt với khung quy định mới.

Lái xe sẽ bị phạt ở khung cao nhất nếu từ chối kiểm tra nồng độ cồn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn rất nhiều đối với các hành vi vi phạm, nhất là với hành vi uống rượu bia khi lái xe. Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng 2 ngày (1 - 2/1/2020), cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 816 triệu đồng.

Với khung phạt cao nhất cho lái xe ô tô uống rượu bia là từ 30 đến 40 triệu đồng, Nghị định được kỳ vọng đủ sức răn đe người uống rượu, bia mà còn cố tình điều khiển phương tiện giao thông, qua đó phần nào giảm bớt số vụ tai nạn giao thông do rượu, bia gây ra.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số tài xế ô tô đã sử dụng "chiêu" bỏ lại xe, không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của cơ quan chức năng, với hi vọng không có bằng chứng để chứng minh nồng độ cồn vượt mức quy định thì cảnh sát giao thông sẽ không có căn cứ để xử lý lỗi này.

Tổ công tác phối hợp với lực lượng công an trên địa bàn vận động người đàn ông này kiểm tra nồng độ cồn song người này vẫn không thực hiện. Một lúc sau, người này gọi điện thoại cho một người phụ nữ đến và nói người phụ này mới là người cầm lái chiếc ô tô chứ không phải mình. Tuy nhiên người phụ nữ nói trên đã không thừa nhận mình lái chiếc xe trên và cũng bỏ đi. Sau đó, tổ công tác đã lập biên bản sự việc, niêm phong chiếc xe và đưa về trụ sở công an.

Trong khi đó, theo điểm b khoản 10 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng trong 4 trường hợp:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Như vậy nếu từ chối kiểm tra nồng độ cồn, lái xe ô tô đã tự đặt mình vào lỗi vi phạm nặng nhất của khung xử phạt này. Đối với tài xế lái ô tô sẽ bị cảnh sát giao thông phạt 35 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng. Với cùng hành vi này, người điều khiển xe máy, bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16 - 18 triệu đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 - 24 tháng.

Đặc biệt, người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông cũng bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

K.VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh