CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:45

Kỳ lạ loài chuột nào không cần uống nước?

Loại chuột sa mạc này có chân sau và bàn chân sau lớn, chân sau dài hơn chân trước, nên chúng có thể nhảy xa. chúng cũng di chuyển chủ yếu theo kiểu nhảy. Chúng dùng cái đuôi dài, to (so với thân hình chúng) để giữ thăng bằng và lái khi nhảy nhanh.

Chuột kangaroo chỉ hoạt động về đêm. Chúng không sống thành bầy như chuột nhà. Mỗi con Dipodomys deserti đào cho mình một cái hang và lặng lẽ sống một mình ở trong đó. Chúng chỉ kết đôi trong mùa sinh sản.

Mỗi hang mà chúng đào có từ 6 - 12 lối ra vào. Ban ngày, chúng chặn hết các lối vào này. Chỉ ban đêm, chúng mới mở toang hết các cửa. hang của chúng sâu đến 1,5m, có phòng chứa thức ăn riêng, có phòng ngủ riêng. Suốt ngày nóng nực, chuột kangaroo ngủ vùi dưới lòng đất, ban đêm, khi trời mát mới bò ra kiếm ăn.

Kỳ lạ loài chuột nào không cần uống nước? - Ảnh 1.

Suốt ngày nóng nực, chuột kangaroo ngủ vùi dưới lòng đất, ban đêm, khi trời mát mới bò ra kiếm ăn.

Chúng ăn chủ yếu là hạt nhỏ của nhiều loại câu mọc trên sa mạc. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả lá, thân cây và côn trùng. Vì trên sa mạc rất khan hiếm thức ăn, hàng đêm chúng phải di chuyển đi rất xa để tìm thức ăn.

Tuy không có liên quan gì với kangaroo châu Úc, nhưng chúng cũng có túi, không phải là túi để nuôi con, mà là túi để đựng thức ăn.

Sống trong các sa mạc hết sức khô cằn ở Tây Nam Hoa Kỳ và ở cực Tây Bắc Mexico nhưng chuột Dipodomys deserti không lấy làm khó chịu, ngược lại chúng còn có những kiểu thích nghi thật độc đáo. Nhờ cơ thể tích lũy được nước từ thức ăn và có thể duy trì nước, nên rất hiếm khi chúng cần phải uống nước. Quả thận của chúng hoạt động hiệu quả gấp bốn lần quả thận của con người. Nếu thức ăn đầy đủ, chúng có thể sống cả đời mà không cần uống nước.

Kỳ lạ loài chuột nào không cần uống nước? - Ảnh 2.

Tuổi thọ của chuột Dipodomys deserti từ 3-5 năm.

Mùa giao phối của chuột Dipodomys deserti sa mạc diễn ra từ tháng 2 - 6. Sau giai đoạn mang thai khoảng 30 ngày, chuột cái đẻ từ 2-5 con non. Chuột mẹ chỉ phải nuôi nấng con non trong một vài tuần, sau đó thì chuột non có thể tự lập. Thân hình chuột Dipodomys deserti trưởng thành dài khoảng 16cm, đuôi dài khoảng 21cm, nặng khoảng 136gam. Tuổi thọ của chúng từ 3-5 năm.

Cuộc sống kỳ lạ của chuột chũi khỏa thân

Chuột chũi Đông Phi, hay còn được biết đến nhiều hơn với biệt danh "chuột chũi khỏa thân", là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.

Chuột chũi khỏa thân sống cả cuộc đời gần như trong bóng tối hoàn toàn. Chúng đi lại, len lỏi giữa một mạng lưới hang và hầm ngầm dưới mặt đất.

Bên trong thế giới tối đen của mình, loài sinh vật này đã phát triển một xã hội có tôn ti, trật tự, với nhiều điểm tương đồng với xã hội của loài ong hoặc kiến hơn so với cấu trúc xã hội điển hình của động vật có vú.

Đứng đầu cộng đồng chuột chũi khỏa thân là một nữ hoàng khỏe mạnh và có cơ thể tương đối dài. Nữ hoàng là mẹ của mọi cá thể khác trong vương quốc, với dân số có thể dao động từ vài chục đến vài trăm.

Kỳ lạ loài chuột nào không cần uống nước? - Ảnh 3.

Mặc dù chuột chũi khỏa thân gần như bị mù, nhưng những chiếc lông đặc biệt trên cơ thể dẫn đường cho chúng và tiết lộ chúng đang đi đâu.

Chừng nào nữ hoàng còn sống, nó và một vài con chuột đực được tuyển chọn là những cá thể duy nhất đảm nhận việc sinh đẻ. Nữ hoàng ngăn các cá thể còn lại trong vương quốc giao phối thông qua sự hăm dọa. Cuộc sống của những "phó thường dân" này luôn là làm việc và không được hưởng thú vui tình dục.

Một số con chuột được phân công làm binh lính bảo vệ vương quốc trước những con chuột chũi đối địch hoặc kẻ thù ăn thịt. Chúng chỉ cần đánh hơi rất nhanh là phân định được "người nhà" hay "kẻ ngoại bang".

Các con chuột khác có nhiệm vụ trông nom các hang sạch sẽ, đào các đường hầm và tìm kiếm thức ăn.

Các răng cửa to lớn của chúng thực tế nằm ở bên ngoài miệng, nên chúng có thể đào bới mà không ăn phải đất. Chúng đào bới hang theo nhóm. Con chuột giữ vai trò trưởng nhóm sẽ đục khoét, trong khi những con còn lại chuyển đất ra khỏi hang và đưa lên trên mặt đất. Việc đi tới hoặc đi lui đều như nhau.

Mặc dù chuột chũi khỏa thân gần như bị mù, nhưng những chiếc lông đặc biệt trên cơ thể dẫn đường cho chúng và tiết lộ chúng đang đi đâu.

Ngay cả khi đang di chuyển trong các đường hầm, địa vị của mỗi cá thể chuột chũi khỏa thân trong hệ thống phân cấp bậc xã hội cũng rất rõ thấy. Những thành viên địa vị cao hơn đi con đường ở phía trên cao, trong khi những thành viên cấp bậc thấp hơn luồn lách ở phía dưới.

Các đường hầm của chúng chỉ rộng vài cm, nhưng toàn bộ vương quốc có thể trải dài tới 1km. Tất cả đều nhằm tìm kiếm nguồn thức ăn chính của chuột chũi khỏa thân - các loại củ nằm rải rác khắp vùng thảo nguyên.

Một trong những rễ cây khổng lồ này có thể nuôi sống cả vương quốc trong 2 - 3 tuần. Và mặc dù xã hội của chúng được phân cấp bậc nghiêm ngặt, mọi cá thể đều bình đẳng trong lĩnh vực ăn uống.

PV (sưu tầm)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh