THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:49

Kỳ diệu bài thuốc bí truyền chữa khỏi hơn 3 vạn người mắc bệnh dạ dày

 

Chẳng phải nói chơi, lương y Thanh đã lôi chồng sổ dày đến nửa mét vàng ố cho tôi xem. Trong đống sổ sách đó, anh ghi chi tiết địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của các bệnh nhân và anh khoanh tròn tên tuổi những người khỏi bệnh.
Phải nói rằng, trong đời làm báo của mình, lang bạt rừng rú với nhiều thầy lang giỏi, song tôi phải khâm phục lương y Phạm Văn Thanh về tinh thần trách nhiệm với người bệnh và nghề nghiệp của mình. 
Trước khi rủ tôi lội rừng, khám phá đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lương y Thanh đã mở cánh cửa ngăn tủ cũ kỹ, có tuổi mấy chục năm do cha ông để lại, lôi ra một chồng sổ, mà chiếc nào chiếc nấy dày cộp, ố vàng, phủ bụi, bốc mùi ẩm mốc. 
Lương y Thanh bảo, đã tròn 25 năm, kể từ ngày nối nghiệp chữa bệnh dạ dày của ông lang Phạm Văn Đĩnh, gia tài của anh là chồng sổ ghi chép hàng vạn bệnh nhân mắc bệnh dạ dày đã được anh điều trị.

 

 Cuộc sống của lương y Thanh vẫn giản dị như vậy, vẫn ngày ngày vào rừng đào thuốc, trồng thuốc, mải miết bào chế thuốc cứu người. Hình ảnh quen thuộc trong con mắt bệnh nhân, là vị lương y cao, gầy, ria mép sợi đen sợi bạc, trán bóng với chiếc ba lô, mũ tai bèo lội rừng…
- Trời ạ! Anh lưu sổ bệnh nhân kỹ lưỡng thế này cơ ạ?
Từ khi tôi được bố truyền nghề chính thức đến nay là tròn 25 năm. Các cụ ngày xưa làm theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, nên có phần đại khái. Mình học tây y, nhưng lại theo nghiệp đông y để bảo tồn bài thuốc của cha ông, nên làm việc có phần khoa học, chỉn chu hơn.
Tất cả các bệnh nhân do mình khám bệnh, bốc thuốc đều ghi lại bằng sổ tay hết. Từ ngày có máy tính, thì sau khi ghi sổ tay, mình tiếp tục lưu dữ liệu vào máy tính, để cần là tìm ra ngay, rất nhanh.
- Anh ghi đầy đủ, tất cả các bệnh nhân từng khám, bốc thuốc à?
Gần như mình ghi đầy đủ hết. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không ghi được. Chẳng hạn, đang ăn cơm, có người đến lấy thuốc, mà trời thì mưa, họ vội vã lấy thuốc, rồi chạy nhanh ra bến tầu cho kịp về xuôi, nên cũng không kịp ghi lại. Nhưng những trường hợp đó hãn hữu lắm. Cũng có khi do vợ mình còn mải chạy đi tìm bút ghi thông tin bệnh nhân, thì họ đi mất rồi.
- Như anh nói, thì anh đã chữa khỏi cho hàng vạn bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày, vậy anh có chứng cứ gì khẳng định chắc chắn không?
Thật khó để đưa ra con số cụ thể, nhưng bạn nhìn vào chồng sổ này, rồi tính toán giúp mình. 20 năm trước, trung bình, mỗi tháng mình bốc thuốc cho khoảng 100 đến 200 bệnh nhân.
Bệnh nhân ban đầu hầu như là người Lào Cai, rồi người nọ mách người kia, lan ra cả nước. Hữu xạ tự nhiên hương, bài thuốc tốt, hiệu quả, thì họ mách nhau tìm đến. 
Từ khi một hai tờ báo nhắc đến,thì bệnh nhân cả nước tìm đến trị bệnh. Có tháng cả ngàn bệnh nhân điều trị, mua thuốc khiến mình rất vất vả. Chẳng cần tính nhiều làm gì, chỉ nhân mỗi tháng với 150 bệnh nhân, thì 25 năm qua, mình đã điều trị cho hơn 4 vạn bệnh nhân rồi. 

Lương y Phạm Văn Thanh đi tìm thuốc trong rừng 

Mặc dù bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của ông cha có tiếng ở đất Lào Cai, song tác dụng thực sự chỉ đạt vài chục phần trăm. Lý do là vì ngày xưa, những người đau dạ dày phần lớn ở tuổi ngoài 40. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do can khí phạm vị, tức suy nghĩ căng thẳng. Những người đứng tuổi hay suy nghĩ, nên mới đau dạ dày.
Ngoài ra, còn có thêm 2 nguyên nhân nữa là do đồ ăn không phù hợp và tì vị hư hàn (đường ruột lạnh). Nếu những người mắc bệnh dạ dày do những nguyên nhân trên, bài thuốc gia truyền của cha ông mình sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, trong ngày nay, còn có thêm vô số nguyên nhân nữa dẫn đến căn bệnh dạ dày như rượu bia, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các loại đồ ăn độc hại, vi khuẩn HP(Helicobacter Pylori)… Do đó, nếu không xác định được rõ nguyên nhân gây đau dạ dày, thì phương thuốc gia truyền cha ông để lại sẽ ít tác dụng.
Vì vậy, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả, mình phải nghiên cứu thêm rất nhiều vị thuốc mới nhằm hoàn thiện bài thuốc của cha ông và tùy từng nguyên nhân mắc bệnh mà tăng giảm liều lượng mới có tác dụng triệt để. Chẳng hạn như viêm loét dạ dày, trào ngược, đại tràng, phải dùng bài thuốc riêng, gia vị thêm bớt dược liệu, mới có hiệu quả triệt để.
Vừa hoàn thiện bài thuốc của cha ông, vừa hậu chăm sóc bệnh nhân, mà mình biết được hiệu quả của bài thuốc. Có thời điểm, mình yêu cầu vợ gọi điện cho từng bệnh nhân sau khi hết liệu trình điều trị. 


Lương y Phạm Văn Thanh trong một lần tìm thấy thảo dược chữa dạ dày

 

Có thời điểm nhiều bệnh nhân quá, thì chọn ngẫu nhiên vài chục trang sổ để gọi hỏi bệnh nhân. Mình rút ra con số, là trên 90% bệnh nhân dùng thuốc dạ dày, đại tràng của mình khỏi bệnh. Mặc dù thế, mình chỉ xin khiêm tốn nhận chữa khỏi được cho khoảng 80% số bệnh nhân dùng thuốc, tức là trên 3 vạn người mà thôi.
- Anh khẳng định là chữa khỏi hoàn toàn cho 80% bệnh nhân?
Thực ra, cách nói chữa khỏi và chữa khỏi hoàn toàn là khác xa một trời một vực. Mình xin khẳng định không có loại thuốc nào kể cả ta lẫn tây chữa khỏi bệnh hoàn toàn. 
Ngay cả mấy cái bệnh đơn giản như viêm họng, sổ mũi cũng không thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn được, mà sẽ tái đi tái lại. Bệnh dạ dày cũng như thế. Nếu bệnh nhân kiêng tốt, sống lành mạnh, thì dạ dày ổn định được lâu, có thể được vài năm, hoặc lâu hơn nữa, còn nếu suy nghĩ căng thẳng, rượu chè bừa bãi, thì sẽ bị lại nhanh thôi. 
Thuốc có thể chữa khỏi bệnh, chứ không khỏi hoàn toàn đến hết đời.
- Có trường hợp nào mà anh bó tay không?
Cũng có nhiều trường hợp mình chào thua. Nhiều bệnh nhân đau dạ dày đã 20 năm, thậm chí 40 năm, mình chữa cũng khỏi, nhưng nhiều trường hợp mới bị vài năm, mà chữa không khỏi được. Những trường hợp đó nhiều khi do môi trường sống, môi trường làm việc, sinh hoạt thiếu khoa học, hoặc cơ thể không đáp ứng thuốc. 
Có trường hợp bị 40 năm, đã kiên trì dùng thuốc của mình 6 năm rồi. Quả thực, mình cũng ái ngại khi điều trị cho anh ấy. Có lần mình bảo: "Em thực sự nhận mình đã thất bại khi điều trị cho bác. Mong bác kiếm thầy thuốc khác đi ạ". 

 

Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn cứ dùng thuốc của mình, vì theo anh ta, thì anh đã ra Bắc vào Nam, lên rừng xuống biển tìm gặp không còn thầy lang chữa trị đường tiêu hóa nào, cũng đã lê la đến tất cả các bệnh viện. 
Dù dùng thuốc của mình không khỏi được bệnh, nhưng anh ta vẫn tin, vì cứ dùng thuốc thì thấy dễ chịu, ăn được, ngủ được, dạ dày cũng ổn định hơn chút. Anh ấy chỉ còn trông ngóng vào đông y, vì dù sao, dùng đông y dài ngày không có tác dụng phụ.
- Với lượng bệnh nhân đông như thế, chắc anh phải giàu lắm?
Nếu mình giàu, thì thú thực, cũng không có thời gian mà tiêu tiền. Cuộc sống của mình là ở rừng rú, với bà con, dân bản. Tổ tiên nhà mình bốc thuốc nhưng vẫn nghèo, vì nhiều khi chỉ đổi thuốc lấy gạo, gà vịt, có khi toàn cho không. Đến thế hệ mình, thì quan điểm khác các cụ, không thể bốc thuốc miễn phí, hay đổi gà vịt được. 

 

Bệnh nhân cả nước có thể lấy thuốc dạ dày, đại tràng, trào ngược theo địa chỉ sau: Số 12 ngõ 8, phố Bùi Ngọc Dương (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng), số ĐT: 0915.330535 - 0979.184263 

Tuy nhiên, mình vẫn phải phát huy tinh thần chữa bệnh cứu người mà các cụ truyền dạy. Cách tốt nhất, là tặng thuốc cho bệnh nhân nghèo. Mỗi năm, mình vẫn tặng ít thì vài trăm, nhiều thì cả ngàn thang thuốc cho người nghèo. Những bệnh nhân có điều kiện bỏ tiền mua thuốc, còn bệnh nhân nghèo mình cho không, đấy là cách hay ho nhất. 

Mỗi năm, lương y Phạm Văn Thanh đều tặng vài trăm, thậm chí cả ngàn thang thuốc dạ dày, đại tràng cho người nghèo. Dịp này, thông qua Báo điện tử VTC News, lương y Phạm Văn Thanh tặng 200 thang thuốc viêm loét dạ dày cho 100 bệnh nhân nghèo, trị giá 140 triệu đồng. Quý bạn đọc biết người nghèo bị bệnh dạ dày, liên hệ với Báo điện tử VTC News hoặc Công ty Cổ phần Dược thảo Fansipan để được tặng thuốc. Bệnh nhân ở xa, sẽ được Công ty CP Dược thảo Fansipan chuyển thuốc miễn phí đến tận nhà. Bệnh nhân nghèo chỉ cần bản chụp xác nhận hộ nghèo và kết quả khám bệnh, sẽ được tặng 2 thang thuốc. 

Các bệnh nhân gọi điện, khám bệnh, mình đều hỏi về gia cảnh, ngoài mục đích nắm bắt điều kiện kinh tế, thì đấy cũng là cách để tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh của họ. 
Gia cảnh, công việc, môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày. Chỉ cần họ kêu khó khăn, là mình cho ngay, không suy tính. Có trường hợp nghèo quá, không chỉ cho thuốc, mà còn phải cho thêm tiền, bởi vì, họ đói khổ quá, không đủ dinh dưỡng, thì không thể khỏi được bệnh dạ dày. 
Ở đời, không ai học được chữ ngờ. Có bệnh nhân 6 năm trước gọi điện cho mình, trò chuyện vui lắm, vì uống thuốc đã khỏi bệnh. Anh ấy khoe có nhà mặt phố cổ, đi siêu xe. Thế nhưng, vừa rồi, đến cơ sở lấy thuốc của mình ở Hà Nội, các cháu gọi điện lên, bảo có một chú đến mua thuốc, nhưng chỉ có 100 ngàn, đòi mua mấy gói nhỏ lẻ, uống trong vài ngày. Quan điểm của mình là không bán, cấp thuốc lẻ như thế, vì uống không đủ liều thì không khỏi được, thà không uống còn hơn. 
Mình bắt máy nói chuyện, hóa ra là anh bệnh nhân đại gia phố cổ ngày xưa. Biết mình có cơ sở gửi thuốc ở Hà Nội, anh ấy tìm qua mua, nhưng không có tiền, vì vỡ nợ, mất hết nhà cửa, trốn chui trốn lủi khắp nơi vì nợ nần. Anh ấy bảo, chỉ uống vài gói nhỏ, trong vài ngày là ổn định dạ dày, ăn ngủ được. 
Tất nhiên, là mình đã tặng thuốc anh ấy rồi. Nhưng cũng có người tham lam. Họ gọi điện, kể nghèo, kể khổ, xin thuốc, mình cũng gửi cho. Sau, vô tình, nói chuyện với bệnh nhân ở gần nhà đó, mới biết họ cũng giàu có, khá giả lắm. Tuy nhiên, số đó rất ít thôi.
Xin cảm ơn anh!

Theo lương y Phạm Văn Thanh, bài thuốc chữa dạ dày truyền đến anh là đời thứ 4. Cha anh là ông lang nổi tiếng đất Lào Cai Phạm Văn Đĩnh. Mặc dù là con của lang y nổi tiếng, song thời trẻ anh Thanh lại theo Tây y. Anh vốn học tập ở Bệnh viện Việt Đức, sau công tác ở Bệnh viện tỉnh và Hội Đông y Lào Cai. 
Những người làm việc trong môi trường Tây y hiện đại, vốn ít nhiều coi thường Đông y, song có một điều lạ, là càng hiểu sâu về Tây y, thì anh Thanh lại càng nhận ra chân giá trị của những bài thuốc Đông y gia truyền. Khi đã hiểu được sâu sắc bản chất của nền Tây y và Đông y, anh có một quyết định đặc biệt là xin thôi việc.
Anh bảo, kiến thức Đông y vô cùng sâu rộng, uyên bác, dù có học cả đời cũng chỉ hiểu được bằng cái móng tay. Do đó, không còn nhiều thời gian nữa, anh phải tập trung toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu Đông y.
Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y mà anh có được, với các phương thuốc gia truyền và các cây cỏ, bài thuốc của dân tộc, đã mang lại những ngạc nhiên thú vị, khả năng chữa bệnh thần kỳ. Trời đất và sự sống đều trong vòng sinh – diệt. Nếu trời đất sinh ra con người, sinh ra bệnh tật, thì cũng sinh ra cây cỏ có tác dụng điều trị bệnh, vấn đề là người thầy thuốc phải tìm ra được phương pháp, quy luật, sử dụng được cây cỏ đó trong việc điều trị bệnh.
Kiến thức này là của nhân loại, và nó có ma lực cuốn hút rất lớn đối với thầy thuốc yêu nghề. Ngay như bản thân anh, được cha ông truyền lại rất nhiều bài thuốc, song anh chuyên tâm nhất vào căn bệnh dạ dày. Chỉ một căn bệnh này, anh phải mất cả đời để nghiên cứu, theo đuổi, cũng chưa chắc đã hoàn thiện được. Thế giới của các vị thuốc, cây thuốc đa dạng, sâu sắc và biến ảo khôn lường.
Anh Thanh cho rằng, dạ dày là thứ tối quan trọng của con người. Từ căn bệnh dạ dày, sẽ sinh ra đủ các thứ bệnh khác, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, với 90% là chết. Nước ta có hàng triệu người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Do vậy, cái dạ dày ảnh hưởng đến sinh mạng của cả triệu con người, chứ không phải đơn giản.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh