THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:31

Kiên Giang:Nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo bền vững

 

Về công tác chỉ đạo, hàng năm , Sở LĐ –TB & XH tham mưu UBND tỉnh kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác giảm nghèo; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, lồng ghép các dự án, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo. Sở cũng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Tham mưu UBND tỉnh duyệt chủ trương cấp sổ hộ nghèo, để tạo điều kiện cho người nghèo thuận lợi trong việc hưởng lợi các chính sách hỗ trợ người nghèo. Thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức giám sát đánh giá kết quả thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình giảm nghèo tại các huyện, thị trấn, xã, phường. Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo và đề ra kế hoạch thực hiện Chương trình cho năm sau. Nhờ đó, nhiều giải pháp, chính sách, dự án liên quan đến công tác giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2015 đã được triển khai thực hiện hiệu quả.

Mô hình nuôi heo rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh

  Đối với chính sách tạo vốn và hỗ trợ điều kiện sản xuất cho người nghèo, những năm qua đã hỗ trợ cho hàng trăm ngàn hộ nghèo vay vốn, với bình quân mỗi hộ được vay từ 4 – 5 triệu đồng. Nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm trung ương cấp cho tỉnh Kiên Giang hàng chục tỷ đồng, từ nguồn vốn này, hàng năm Sở LĐ – TB& XH phân bổ về cho các huyện, thị, thành phố xét cho vay hàng ngàn hộ, giải quyết cho hàng ngàn lao động có việc làm. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tranh thủ các dự án trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội bình quân mỗi năm vận động, khai thác và quản lý hàng trăm tỷ đồng; trong 5 năm đã hỗ trợ cho khoảng hàng chục ngàn lượt hộ vay, kết quả giúp cho hàng chục ngàn hộ vươn lên giảm nghèo, trong đó có hàng ngàn hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.

 Được vay vốn đầu tư vào mô hình nuôi bò vỗ béo, nhiều hộ đồng bào Khmer nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững  

 Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135 cũng đã đầu tư trực tiếp cho rất nhiều hộ nghèo thực hiện các mô hình: Trồng lúa cao sản ngắn ngày với diện tích hàng trăm ha; mô hình trồng rau màu hàng chục ha; mô hình chăn nuôi bò với hàng trăm con bò; chăn nuôi heo…Công tác dạy nghề cho người nghèo, với hàng ngàn lao động được đào tạo, chủ yếu các nghề thiết thực: điện dân dụng, sửa chữa máy nổ, điện tử dân dụng, cắt uốn tóc, tiểu thu công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, hàng năm thực hiện giải quyết việc làm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong những năm qua, các ngành, đoàn thể, các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả và đang được nhân rộng như: Mô hình nuôi bò kết hợp trồng rau xanh, nuôi cá; mô hình nuôi trâu, mô hình nuôi heo; trồng nấm rơm tại Gò Quao; nuôi ba ba tại An Biên; mô hình nuôi lươn tại xã Minh Thuận; mô hình tôm + lúa; mô hình lai giống heo rừng; mô hình nuôi tôm bán thâm canh; mô hình sinh sản cá rô đồng trong ruộng lúa. Với những nỗ  vừa kể trên, đã thực sự góp phần giảm nhanh, bền vững tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh../.

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh