THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 06:53

Khuyến cáo mọi người không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc thu gom động vật hoang dã đã chết, bị bệnh

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) cho biết, ngay sau khi nhận được văn bản cảnh báo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về trường hợp tử vong do cúm A (H5N1) tại một tỉnh ở Campuchia (giáp biên giới Việt Nam), Sở Y tế đã kích hoạt hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm tất cả trường hợp có khả năng nghi ngờ. 

Thực hiện yêu cầu của Sở Y tế, tất cả trường hợp viêm phổi nặng không rõ nguyên nhân trên địa bàn đều được lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán. HCDC đẩy mạnh hoạt động giám sát phòng, chống cúm gia cầm, thủy cầm.

Trung tâm phối hợp với Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giám sát tất cả khu vực có chăn nuôi gia cầm, thủy cầm trên địa bàn cũng như khu vực chợ đầu mối chuyên kinh doanh gia cầm, thủy cầm và các đơn vị giết mổ.

HCDC đẩy mạnh hoạt động giám sát phòng, chống cúm gia cầm, thủy cầm.

HCDC đẩy mạnh hoạt động giám sát phòng, chống cúm gia cầm, thủy cầm.

Tại các cửa khẩu, Trung tâm phối hợp với Chi cục Thú y vùng 6 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập.

Trước đó, ngày 8/2/2023, WHO công bố ghi nhận đã có một số báo cáo về một số loại động vật có vú (bao gồm chồn, rái cá, cáo và sư tử biển) đã bị nhiễm cúm gia cầm H5N1. Theo WHO, H5N1 đã lây lan sang các loài chim và gia cầm hoang dã trong 25 năm qua nhưng gần đây xuất hiện lây lan sang động vật có vú là dấu hiệu cần được theo dõi chặt chẽ.

Hiện tại, WHO đánh giá mức độ rủi ro của cúm H5N1 đối với con người là thấp, kể từ khi H5N1 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996, sự lây truyền H5N1 sang người vẫn không phổ biến và không bền vững. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc của WHO kêu gọi không được chủ quan và cần chuẩn bị các tình huống xấu có thể xảy ra khi có bất kỳ sự biến đổi nào của tác nhân gây bệnh.

Theo WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia ghi nhận có người mắc và tử vong do cúm H5N1 trong 20 năm qua (2003-2023).

Theo WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia ghi nhận có người mắc và tử vong do cúm H5N1 trong 20 năm qua (2003-2023).

Trước mắt, WHO khuyến cáo mọi người không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc thu gom động vật hoang dã đã chết hoặc bị bệnh, thay vào đó phải báo ngay cho chính quyền địa phương biết để xử lý. WHO khuyến nghị các quốc gia cần tăng cường giám sát những nơi con người và động vật nuôi hoặc động vật hoang dã có tương tác với nhau.

WHO đang làm việc với các cơ quan chức năng và các quốc gia để theo dõi chặt chẽ tình hình và nghiên cứu các trường hợp nhiễm H5N1 ở người. Mạng lưới phòng xét nghiệm toàn cầu của WHO, Hệ thống giám sát và ứng phó cúm toàn cầu tiếp tục xác định và giám sát các chủng virus cúm đang lưu hành, đồng thời cung cấp khuyến cáo cho các quốc gia về nguy cơ của H5N1 đối với sức khỏe con người, các biện pháp kiểm soát dịch cúm H5N1 và hướng dẫn điều trị.

WHO tiếp tục đồng hành với các nhà sản xuất để đảm bảo rằng khi cần thì nguồn cung cấp vaccine và thuốc kháng virus sẽ luôn có sẵn trên phạm vi toàn cầu.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh