Khuôn mặt trẻ ra cả chục tuổi chỉ sau thủ thuật làm đầy được chuyên gia bật mí
- Bác sĩ
- 18:03 - 03/03/2020
Nhiều năm trở lại đây, xu hướng gương mặt baby đầy đặn được nhiều chị em vô cùng thích thú. Đặc trưng của khuôn mặt này là khiến người đối diện có cảm giác chị em trẻ hơn tuổi thật rất nhiều với cặp má đầy phùng phính thay vì thon gọn, sắc nét kiểu V-line. Chính vì thế, tiêm làm đầy má hóp trở thành xu hướng thẩm mỹ được vô số chị em thích thú.
Chỉ với một thủ thuật làm đầy vùng bị hóp lõm, gây mất thẩm mỹ, chị em có thể tự tin với "mặt tiền" trẻ ra thậm chí đến 10 tuổi so với thực tế. BS Hà Sỹ Hoàng Tùng (chuyên thẩm mỹ da liễu nội khoa tại Hà Nội) mới đây có những chia sẻ đáng tham khảo trước khi chị em quyết định làm đầy má hóp theo cách này:
Các bước tiêm làm đầy má hóp phụ thuộc vào chất liệu và kỹ thuật
Theo BS Hoàng Tùng, tùy thuộc vào chất liệu và kỹ thuật tiêm, bác sĩ sẽ chuẩn bị dụng cụ, chất liệu.
Bước đầu, bác sĩ sẽ thăm khám vùng má bị hóp, đánh giá vùng cần tiêm, nên tiêm số lượng ra sao để phù hợp với khách hàng mà vẫn giữ được độ tự nhiên, mềm mại vừa phải. Sau đó bác sĩ sẽ chuẩn bị chất liệu để làm đầy má hóp. Các chất liệu phổ biến hiện nay là:
- HYALURONIC ACID (HA) Việt Nam hay gọi là Filler. Đây là 1 chất có sẵn trong cơ thể và độ tương thích cao với cơ thể, thời gian giữ được có hạn 12-36 tháng tuỳ thuộc vào độ tinh khiết và liên kết phân tử của HA. Nhược điểm của chúng là thời gian không lâu bền, có nguy cơ tắc mạch, hoại tử nếu người tiêm không phải là bác sĩ giàu kinh nghiệm.
- TẾ BÀO TỰ PHÂN là 1 dạng tế bào làm đầy sinh học. Phương pháp này còn mới tại Việt Nam nhưng lại là phương pháp an toàn và lâu bền nhất, không có nguy cơ tắc mạch hay hoại tử như các chất làm đầy khác. Cơ chế của dạng tế bào này có sẵn trong cơ thể giúp các tế bào tăng trưởng, tự phân để hình thành các mô, các cơ quan như cơ thịt, mỡ tự thân, collagen. Nó cũng chính là tế bào giúp làm liền vết thương. Nhược điểm là chúng không làm đầy ngay mà phải chờ cơ thể tự tăng sinh tổ chức làm đầy ở vùng tiêm, thông thường sẽ cần 3 tháng để vùng tiêm đầy đặn như mong muốn .
- CHỈ LÀM ĐẦY. Hiện tại chất liệu chỉ có rất nhiều nhưng loại tốt nhất và thời gian lâu bền nhất là chỉ collagen lõi vitamin PCl, PLLA... giúp làm đầy và nâng cơ, bổ sung collagen và vitamin cho da. Hiệu quả làm đầy khá rõ, không có nguy cơ tắc mạch hay hoại tử như các chất làm đầy khác. Tuy nhiên, tuỳ thuộc tay nghề và chất liệu của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến độ tự nhiên của vùng làm đầy má hóp.
- MỠ TỰ THÂN. Giống như tế bào tự phân, mỡ tự thân là một trong những phương pháp làm đầy có thể giữ được lâu bền. Nhược điểm là phải lấy mỡ tại vùng khác trên cơ thể, sau đó mỡ sẽ được xử lý và trộn thêm tế bào để mỡ sống. Mỡ sau khi cấy nếu không sống sẽ tan nhanh và xẹp lại như ban đầu. Nếu mỡ sống thì sẽ giữ được lâu bền nhưng có khả năng tăng sinh thái quá khiến vùng tiêm thiếu tự nhiên. Giống như HA, cấy mỡ tự thân cũng có nguy cơ tắc mạch, hoại tử nếu người tiêm không phải là bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Tiêm làm đầy má hóp phù hợp cho nhóm đối tượng nào? Công dụng đến đâu?
Theo BS Hoàng Tùng, tiêm làm đầy má hóp phù hợp với những người có cùng 2 bên má bị hóp, thiếu thể tích. Điều này dẫn đến việc mất thẩm mỹ, cảm giác già hơn tuổi, hốc hác, nhìn mặt luôn hiện lên sự tiều tuỵ, mệt mỏi.
Chuyên gia khẳng định: "Sau khi tiêm làm đầy má hóp có thể cho thấy ngay kết quả và phục hồi nhanh. Tuỳ từng chất liệu tiêm mà khách hàng phải tiêm một lần hay thành nhiều đợt khác nhau với độ bền khác nhau. Tác dụng nhận thấy ngay sau khi tiêm là vùng tiêm trở nên đầy đặn, cân đối và trẻ trung hơn.
Tiêm làm đầy má hóp có thể gặp biến chứng? Làm sao để khắc phục?
Tai biến, biến chứng khi tiêm làm đầy má hóp sẽ xảy ra khi tiêm những chất liệu rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, người tiêm không phải bác sĩ, không có đầy đủ kiến thức y học dẫn đến tiêm sai vị trí có nguy cơ tiêm vào mạch, gây tắc mạch hay hoại tử.
BS Hoàng Tùng khuyên, tốt nhất chị em nên chọn các cơ sở uy tín, lựa chọn các bác sĩ có tay nghề cao, dày dạn kinh nghiệm. Tuyệt đồi không tiêm ở các cơ sở thẩm mỹ mà người tiêm không phải là bác sĩ.
"Rất nhiều trường hợp người tiêm không phải là bác sĩ dù khéo tay tạo ra thành phẩm đẹp nhưng vì không đủ kiến thức dẫn đến hậu quả khôn lường như tiêm nhầm vào mạch máu, dẫn đến hoại tử, mù mắt hay vì tham rẻ chọn chất liệu không tốt dẫn đến vùng tiêm bị lổn nhổn các tạp chất, phải nạo vét làm sạch rất nguy hiểm", chuyên gia nhấn mạnh.