CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 10:16

Vẫn khó xử lý việc trẻ em không đội mũ bảo hiểm

.

Tuy nhiên, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi ý thức chủ quan của phụ huynh khi tìm nhiều cách đối phó; việc xử lý gây ảnh hưởng đến giờ học, hoặc không xác định được độ tuổi dẫn đến khó xử lý vi phạm…

Tại hội nghị sơ kết Kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội bảo hiểm đối với trẻ em vào chiều 8/5, ở Hà Nội, theo ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Việt Nam, mỗi năm có 2.000 trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông trong đó 50% nguyên nhân là do trẻ em không đội mũ bảo hiểm.
“Tai nạn giao thông chứng tỏ là một hiểm họa do con người tạo ra, đe dọa tính mạng của trẻ em và là một trong bốn nguyên nhân gây nên tử vong của trẻ em,” ông Thái đánh giá.

Theo bà Mirjam Sidikvb, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP), qua khảo sát tại ba thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm tăng trung bình từ 38% lên tới 68% sau đợt cao điểm vừa qua.
Vẫn còn phụ huynh không đội mũ cho con em mình Ảnh Quý Đức 

Đề cập đến các khó khăn trong công tác đợt cao điểm vừa qua, Trung tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng tuyên truyền pháp luật An toàn giao thông (Phòng 4, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho rằng, vẫn còn tồn tại một bộ phận phụ huynh và các em học sinh ý thức chấp hành chưa cao, nhiều trường hợp cố tình vi phạm.

Thậm chí, có những trường hợp khi lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng xe thì bỏ chạy hoặc cho trẻ em xuống đi bộ để “né” tránh hành vi vi phạm, gây mất an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, Trung tá Nhật cũng thừa nhận, việc kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm đôi khi gây ảnh hưởng đến thời gian, giờ giấc sinh hoạt, học tập, đặc biệt là khó khăn trong việc xác định độ tuổi của trẻ em.

Chẳng hạn, đối với trẻ em dưới 14 tuổi điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, không có giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân dẫn đến khó khăn trong việc xử lý vi phạm.
Là đơn vị quản lý, giáo dục học sinh, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, với trách nhiệm và quyết tâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp mạnh tay “siết” đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thông qua tuyên truyền giáo dục, ký kết với phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông thống kê các vi phạm gửi danh sách học sinh vi phạm về nhà trường để kịp thời có biện pháp giáo dục, nhắc nhở, xử lý vi phạm….
Tuy nhiên, ông Duy Anh cũng thừa nhận, hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe hai bánh chạy điện vẫn còn xảy ra, đặc biệt là còn cao ở các khu vực nông thông, các tuyến đường liên huyện, xã. Nhiều cha mẹ đèo 3 - 4 cháu đến trường không đội mũ với lý do khác nhau như vội quá, quên, không có chỗ treo mũ…

Đánh giá cao với vai trò của nhà trường và thầy cô giáo trong công tác tuyên truyền cho hoạt động này, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, đội mũ trước hết thiết thực cho con em mình, các đơn vị tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm kém chất lượng và nghiên cứu sản xuất mũ đảm bảo bền về chất lượng, đẹp về hình thức mẫu mã và không quá nặng đối với trẻ em.

Nhằm tiếp tục đưa việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em vào quy củ, ông Ngũ Duy Anh đề nghị lực lượng Công an của các địa phương cần tiếp tục chú trọng tập trung tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về chấp hành đội mũ bảo hiểm tại các khu vực xung quanh các trường học, sau đó duy trì kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó chú ý phát hiện, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em trên tất cả các tuyến đường.

“Đối với ngành giáo dục, việc cần làm là phải có hình thức kiểm tra, kiểm điểm đối với học sinh cố tình vi phạm hoặc tái phạm quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm; gắn việc kiểm tra phê bình, đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm đối với giáo viên chủ nhiệm, của lớp” - ông Duy Anh đưa ra biện pháp cứng rắn.

PV (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh