CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:04

Không để nhựa thành rác ô nhiễm môi trường

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ về chính sách quản lý nhà nước đối với rác thải, tổng kết quá trình thực thi chính sách đối với mục tiêu hạn chế rác thải nhựa trong thực tiễn và trong tương lai.

Không để nhựa thành rác ô nhiễm môi trường - Ảnh 1.

Ông Nguyễn An Thái (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) chia sẻ tại hội thảo.

Ông Nguyễn Thi, Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, hoạt động xử lý chất thải rác sinh hoạt ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

"Pháp luật do cơ quan ở trung ương ban hành khá đầy đủ về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rác sinh hoạt, nhưng lại quy định giao cho địa phương tùy vào đặc thù của mình để hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phân loại, thu gom chất thải rác. Như vậy dẫn đến tình trạng có tỉnh thực hiện việc phân loại và thu gom, có tỉnh thì không thực hiện; nếu không thực hiện thì cũng không phát sinh bất cứ trách nhiệm quản lý cũng như pháp lý nào" - ông Thi cho biết.

Riêng đối với rác thải nhựa, ông Thi cũng chia sẻ, chưa có quy định về phân loại các loại nhựa, kể cả trong sử dụng làm nguyên liệu cũng như trong phân loại, tái chế rác thải nhựa, chưa xác định nhựa có thể tái chế, tái chế nhiều lần, nhựa dùng một lần, nhựa siêu nhỏ, hạt nhựa, nhựa phân rã…

Trong khi đó, là người tham gia công trình khoa học nghiên cứu về vật liệu thay thế nhựa của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, ông Nguyễn An Thái cho biết, đã có những cải tiến đáng kể trong tìm kiếm chất liệu thay thế nhựa. Tuy nhiên, để thay thế hoàn toàn nhựa khỏi cuộc sống là khó. Bởi chi phí đưa vật liệu thay thế nhựa vào kinh tế rất lớn và vật liệu thay thế chỉ đáp ứng được rất nhỏ nhu cầu sử dụng nhựa hiện nay.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày các nghiên cứu và ứng dụng nhằm gia tăng vòng đời cho nhựa, các sáng kiến nhằm thu gom, tái chế, tái sử dụng... Từ đó, kiến nghị các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế vật liệu nhựa; đề xuất các hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tự thu gom sản phẩm nhựa của mình, phục vụ cho việc tái chế, tái sản xuất, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế tác hại ra môi trường. Đề xuất các quy trình thu gom, xử lý rác thải nhựa để hạn chế nhựa bị thải ra môi trường, quay vòng tuần hoàn trở lại phục vụ cho sản xuất và đời sống.


MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh