THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 03:50

Không có kinh nghiệm gì để viết vào CV? Đó là vì bạn chưa biết cách "tô điểm" cho mình mà thôi

Bạn không cần phải có một lịch sử công việc thật hoành tráng hay một danh sách dày đặc thành tích trong hồ sơ. Đối với nhà tuyển dụng, thứ mà họ quan tâm đầu tiên khi đọc một bộ hồ sơ là danh sách những kĩ năng mà một ứng viên sở hữu, bởi kĩ năng đại diện cho giá trị mà nhân viên có thể đem lại cho công ty.

Ngoài một số ít những kĩ năng đặc thù ngành nghề, phần lớn kĩ năng mà các nhà tuyển dụng yêu cầu đều thuộc dạng "transferable" - tức là có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nhiều ứng viên thường bỏ qua mục này vì họ không nhận thức được mình đang sở hữu những kĩ năng đáng giá và có thể áp dụng được cho công việc mà họ đang theo đuổi.

Dưới đây là những việc bạn có thể làm để học cách tận dụng những kĩ năng tưởng như không liên quan vào việc "tô điểm" cho CV của mình nổi bật hơn!

Không có kinh nghiệm gì để viết vào CV? Đó là vì bạn chưa biết cách tô điểm cho mình mà thôi - Ảnh 1.

Nhận diện những kĩ năng có giá trị chuyển đổi

Một kĩ năng có thể được áp dụng cho nhiều hoàn cảnh, nhiều vị trí khác nhau thì càng có giá trị chuyển đổi cao. Phần lớn kĩ năng như vậy thuộc dạng kĩ năng mềm, như khả năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, quản lý tài chính...

Điều tuyệt vời nhất là những kĩ năng này có thể được tạo nên từ nhiều nguồn khác nhau, từ tham gia làm tình nguyện cho đến những công việc bán thời gian. Do đó, cho dù bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp hay một người đang định thử sức sang một lĩnh vực bạn, bạn cũng có thể sở hữu rất nhiều loại kĩ năng này. Điều bạn cần làm là nhìn lại những trải nghiệm của để tìm kiếm giá trị bản thân. Một khi bạn hiểu rõ được giá trị của mình, bạn sẽ có thêm tự tin để ứng tuyển vào các công việc tưởng như ngoài tầm với.

Nghiên cứu kĩ bản mô tả công việc

Các nhà tuyển dụng cần tìm kiếm một người phù hợp nhất với công việc họ cần, điều này không nhất thiết đồng nghĩa với tìm người giỏi giang nhất. Bản mô tả công việc là kim chỉ nam để bạn hiểu rõ nhà tuyển dụng muốn gì. CV của bạn càng trùng khớp với bản mô tả công việc bao nhiêu, khả năng bạn được chọn càng cao bấy nhiêu.

Đôi lúc, bản mô tả sẽ không ghi rõ ràng danh sách những kĩ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi. Điều này đòi hỏi bạn cần có tư duy phân tích. Nếu nhà tuyển dụng cần một người ở vị trí quản lý dự án, họ sẽ ưa thích các ứng viên thể hiện được kĩ năng lãnh đạo và làm chủ. Nếu một công việc được mô tả là môi trường có tính cạnh tranh và cường độ làm việc cao, một ứng viên phù hợp cần phải là người có khả năng chịu áp lực tốt.

Đừng quên đặt mục kĩ năng tại phần đầu của CV - nơi thu hút sự chú ý của người đọc đầu tiên. Cách trình bày như vậy giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lọc ra được CV của bạn giữa hàng ngàn ứng viên khác.

Không có kinh nghiệm gì để viết vào CV? Đó là vì bạn chưa biết cách tô điểm cho mình mà thôi - Ảnh 2.

Mở rộng khái niệm của bạn về kinh nghiệm làm việc

Bất cứ trải nghiệm nào cũng có giá trị, cho dù đó là một công việc chính thức, một việc làm thêm phổ thông, hay một công việc tình nguyện thầm lặng. Bạn hoàn toàn có thể đưa những trải nghiệm này vào mục kinh nghiệm làm việc để giúp minh chứng cho các kĩ năng bạn có, chứ không cần phải giới hạn mình trong những công việc có hợp đồng chính thức.

Đừng quên nói về thành tích học tập của bạn

Đừng lãng phí tấm bằng đại học của bạn! Hãy tận dụng những trải nghiệm bạn có được khi ngồi trên ghế nhà trường để minh họa cho năng lực và tiềm năng phát triển của bản thân. Bạn có thể đề cập đến những thành tích nổi trội mình đã giành được, những cuộc thi bạn đã tham gia, hoặc những dự án bạn từng tạo nên từ hồi còn là sinh viên.

Bạn có thể cho rằng những thành tích này chỉ mang tính học thuật hoặc còn nhỏ bé, nhưng chúng là dấu ấn riêng của bạn và việc thể hiện chúng đem đến cho nhà tuyển dụng cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị mà bạn có thể tạo ra.

 

Minh Hiền

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh