THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:15

Không chủ quan, thích ứng an toàn

  Thế nhưng từ đầu tháng 10, nhiều tỉnh đã dần gỡ bỏ chốt chặn, nới lỏng kiểm soát, mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới. Việc nới lỏng kiểm soát theo lãnh thổ địa phương đã giúp cho các "mạch máu kinh tế" dần hồi phục, nhiều người dân có việc làm, sinh kế, giảm áp lực cho hệ thống an sinh xã hội.

  3 tuần gần đây, diễn biến dịch Covid-19 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long gia tăng với nhiều chuỗi lây nhiễm mới trong cộng đồng rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, qua quan sát những ngày qua, tư duy chống dịch của lãnh đạo nhiều địa phương đã khác nhiều so với trước. Cụ thể, sự linh hoạt và chủ động đã thể hiện rõ, thông qua các giải pháp thích ứng, kiểm soát dịch bằng việc điều chỉnh "đổi màu" nâng mức cảnh báo cấp độ dịch từ xanh sang vàng, từ vàng sang đỏ tùy khu vực, phong tỏa hẹp, dập dịch nhanh chứ không còn phong tỏa diện rộng, lập chốt kiểm soát để ngăn cản lưu thông, gây thiệt hại như trước.

  Đến giờ, mới chỉ có 2/13 tỉnh trong khu vực là Bạc Liêu và Hậu Giang đã tái lập chốt tại cửa ngõ ra vào tỉnh. Song lãnh đạo 2 tỉnh này cũng cam kết các chốt này chủ yếu kiểm soát khai báo y tế chứ không kiểm soát việc đi lại của dân như trước, không vượt quá khuôn khổ Nghị quyết 128 của Chính phủ. 

  Theo các chuyên gia, tình hình dịch cùng các giải pháp phòng chống dịch hiện đã khác nhiều so với vài tháng trước. Đó là thông tin, kiến thức và cả nhận thức về dịch bệnh từ các cấp quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn cho đến từng người dân đã rõ ràng và khoa học hơn; vaccine đã từng bước được "phủ" trên diện rộng và tiếp tục chứng tỏ vai trò là "tấm áo giáp" để bảo vệ người dân khỏi mối đe dọa của dịch bệnh. Vì thế, tư duy phòng chống dịch vào lúc này là: Không chủ quan lơ là nhưng thích ứng an toàn - đó là chọn lựa duy nhất, không thể khác.

  Hẳn mọi người đều nhận thức rõ có hoạt động kinh tế, sinh kế thì mới có sức khỏe để chống dịch. Yêu cầu mở cửa để doanh nghiệp khôi phục kinh tế, lo sinh kế cho người dân là cách tiếp cận đúng đắn và tất yếu. Mặc dù không thể phủ nhận việc mở cửa sẽ tạo ra áp lực, thách thức mới cho chính quyền các địa phương, nhưng không thể vì diễn biến dịch bệnh phức tạp mà các địa phương quay lại cách chống dịch cực đoan bằng cách phong tỏa cứng nhắc, đặt ra các quy định hạn chế bất cập, làm xét nghiệm và xét nghiệm trên diện rộng như trước được.

  Vì vậy, vấn đề mà các địa phương cần làm lúc này là làm sao để việc mở cửa được an toàn. Muốn vậy, bên cạnh việc từng địa phương có kịch bản và chủ động triển khai thực hiện theo yêu cầu, phù hợp diễn biến tình hình mỗi nơi, phong tỏa hẹp, khoanh vùng, truy vết nhanh, xét nghiệm phù hợp với diễn biến dịch bệnh, còn phải tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng, cần phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, chỉ huy thống nhất để tránh tình trạng mỗi nơi ban hành quy định riêng, cản trở cái chung.

  Đặc biệt cần phải có các kịch bản phục hồi kinh tế của vùng và từng địa phương phù hợp với các chính sách y tế, xã hội và công nghệ, thích ứng với trạng thái, diễn biến của dịch bệnh.

  Các tỉnh khu vực Tây Nam bộ hiện có tỉ lệ phủ vaccine còn thấp so với các nơi khác. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng là các tỉnh cần tìm các nguồn để đẩy nhanh độ phủ vaccine để sớm tiến tới miễn dịch cộng đồng. Khi ấy, quá trình mở cửa sẽ có thêm nhiều thuận lợi hơn.

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh