THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 06:26

Khoảng cách giữa người di cư và người không di cư được rút ngắn

 

Cũng theo kết quả điều tra, không có sự khác biệt đáng kể về điều kiện sống của người di cư và không di cư về loại nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, nhiên liệu thắp sáng, nhiên liệu dùng để nấu ăn và loại hố xí. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa người hai nhóm này về quyền sở hữu nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt khác của hộ ở khía cạnh khó khăn hơn với người di cư. Tỷ lệ người di cư sống trong hộ có tivi (72,6%), có máy giặt (37,7%), có tủ lạnh (58,5%), xe máy (88,4%) đều thấp hơn so với người không di cư (tương ứng với các tỷ lệ hộ có các tiện nghi nói trên là 97,2%, 61,1%, 82,3% và 96,1%).

Lao động di cư tìm hiểu các quy định pháp luật.

 

So với điều tra di cư Việt Nam năm 2004, khoảng cách về điều kiện sống giữa người di cư và người không di cư đã được rút gắn lại. Hơn một nửa số người di cư phải ở nhà thuê mượn trong khi con số này đối với người không di cư chỉ khoảng 8,5%.

Tỷ lệ người di cư phải sống trong các nhà trọ cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ (81,5%) - nơi thu hút nhiều người di cư tới làm việc ở các khu công nghiệp lớn. Có khoảng 18,4% người di cư ở diện tích ở bình quân rất nhỏ, dưới 6m2. Tỷ lệ này cao hơn gấp 3 lần so với nhóm không di cư (5,0%). Tỷ lệ người ở diện tích bình quân dưới 6 m2 cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những khó khăn về nhà ở của người di cư cho thấy công tác qui hoạch phát triển vùng cần tính tới các luồng di cư để đảm bảo người di cư có điều kiện tiếp cận tới nhà ở bình đẳng với người không di cư.

Bình quân 1 hộ có người di cư gửi tiền về là 27,5 triệu đồng. Số tiền gửi về chủ yếu chi trả cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của hộ cũng như chi cho học tập và chăm sóc sức khỏe của các thành viên của hộ.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh