THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 03:35

Khi báo mạng dần thay thế báo in truyền thống

 

Ứng dụng công nghệ giúp báo điện tử lên ngôi

Nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, hiện nay các trang báo mạng liên tục tìm cách mở rộng nội dung, nâng cao chất lượng thông tin, thay đổi cách thức trình bày. Việc tìm kiếm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội giờ đây trở nên vô cùng dễ dàng với độc giả. Với các thiết bị thông minh cầm tay như điện thoại  Ipad...  độc giả đã có thể tìm thấy thông tin mà mình quan tâm. Trong cuộc đua thông tin, để thu hút và giữ chân độc giả, các trang báo mạng điện tử mở ra nhiều chuyên mục và “đất” để bạn đọc bày tỏ ý kiến. Tính tương tác giữa bạn đọc và tòa soạn được nâng cao, chất lượng các bài viết cũng được chú trọng từ chính những đóng góp, bình luận, phản hồi của bạn đọc.

Khi mạng xã hội (facebook, twiter, youtobe..) phát triển, thì các cơ quan báo chí đều phải tận dụng, nếu không muốn đứng ngoài cuộc chơi. Mạng xã hội đã góp phần tạo môi trường trao đổi, giao lưu nghiệp vụ cho các nhà báo trẻ thông qua các nhóm, diễn đàn. Việc hình thành nhóm và diễn đàn trên mạng xã hội đã  trở thành nơi giao lưu, kết nối mọi người, để họ trao đổi nghiệp vụ, trao đổi về các vấn đề liên quan; là nơi các thành viên bình luận, đánh giá, nhận xét về sự phát triển của xu hướng báo chí.

Mạng xã hội là môi trường thuận lợi để các phóng viên trẻ có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm của những nhà báo đi trước, nâng cao trình độ, nghiệp vụ; chia sẻ những ý kiến, những tình huống để rút ra bài học ứng xử và hướng giải quyết; mở rộng mối quan hệ, tạo mối dây liên hệ, chia sẻ giữa những người hoạt động báo chí.

Báo chí tại Việt Nam sẽ phát triển như thế nào?

Tại Việt Nam, theo dự thảo Đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025 do Bộ TT&TT soạn thảo, số lượng cơ quan báo in sẽ được tinh giảm, Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao. Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, định hướng quy hoạch chung là giảm số lượng đầu báo in và mỗi cơ quan báo in có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có một ấn phẩm chính và một số ấn phẩm phụ). Các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều được giao quyền tự chủ tài chính, có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, cơ quan cấp bộ, ngành cấp trung ương (trừ các quân khu, quân chủng), tạo điều kiện hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định.

Nhà nước hỗ trợ phát triển báo điện tử chủ lực

Theo Đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025, cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo in thì được xuất bản báo điện tử. Các cơ quan tổ chức được xuất bản tạp chí in thì có thể có phiên bản điện tử (đăng đúng nội dung của tạp chí in), quản lý chặt chẽ phiên bản điện tử của tạp chí in để không hoạt động như báo điện tử. Các cơ quan, tổ chức dưới cấp bộ, ngành, tỉnh (là cấp không được có báo in) mà hiện có báo điện tử thì sắp xếp theo hướng chuyển cơ quan báo điện tử sang trực thuộc cấp bộ, ngành, tỉnh. Các tổ chức, xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chỉ có tạp chí điện tử, không có báo điện tử. Tạp chí điện tử phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, tránh tình trạng sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử. Các báo điện tử hiện có thuộc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì sắp xếp lại theo hướng thay đổi cơ quan chủ quản cho phù hợp với quy hoạch.

Một số tờ báo mạng điện tử, và người đọc báo qua điện thoại thông minh.

Về cơ bản, các báo điện tử tự cân đối tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài).

Hệ thống báo điện tử được gắn với đổi mới công nghệ, quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế về bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng. Các cơ quan nào vừa có báo in và báo điện tử thì sắp xếp theo lộ trình đến năm 2020. Các cơ quan báo chí có báo điện tử sắp xếp trước năm 2017.

Năm 1997, tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam ra đời là tờ Tạp chí Quê hương điện tử, thuộc Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương ngày 3/12/1997. Tiếp sau đó, năm 1998, Báo điện tử Vietnamnet ra đời. Sau năm 2000, thêm một loạt tờ báo điện tử được cấp phép hoạt động như: Thanhnien online, Tuổi trẻ online, Lao động, Tiền phong, Dân trí...

THANH MẠNH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh