Đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Trung Trường Sơn
- Tây Y
- 21:59 - 12/11/2015
Dự án CarBi của WWF góp phần ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng tại khu vực biên giới Nam Lào và miền Trung Việt Nam. Một hợp phần quan trọng của dự án CarBi tập trung vào cải thiện công tác quản lý ở 4 khu bảo tồn trên. Các khu bảo tồn này nằm tại khu vực phía nam của vùng Trung Trường Sơn, đây là khu vực rất giàu có về đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho người dân và các ngành kinh tế tại khu vực.
Để bảo về loài Sao la quý hiếm và những loài nguy cấp khác có giá trị sinh học cấp toàn cầu, những hoạt động của dự án CarBi được thực hiện ở khu vực biên giới tiếp giáp 4 khu bảo tồn và các hành lang sinh học. Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ ở Việt Nam và Lào để tăng cường bảo vệ các khu vực bảo tồn cũng được thực hiện trong khuôn khổ dự án Carbi. Một công cụ quan trọng để đánh giá thành công của công tác bảo tồn, chính là việc giám sát đa dạng sinh học.
Sao la động vật hoang dã chỉ có ở Việt Nam
IZW đang nghiên cứu về tính đa dạng của sự sinh tồn, các mối tương tác giữa động vật hoang dã với con người và và môi trường sống của chúng. Công việc của IZW là tổng hợp, nghiên cứu, định hướng ứng dụng, để xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất ra các phương pháp mới bảo tồn các loài động vật hoang dã. IZW đã triển khai hoạt động nghiên cứu tại Đông Nam Á trong suốt gần một thập kỷ qua, sử dụng chủ yếu các kỹ thuật không gây tác động đến cảnh quan khu vực, như là hệ thống bẫy ảnh giúp nghiên cứu loài và quần thể của chúng.
Thỏ vằn Trường Sơn
WWF và IZW đã hợp tác thực hiện các cuộc khảo sát khoa học chuyên sâu về các loài động vật đang bị đe dọa và các quần thể của chúng tại Cảnh quan Trung trường sơn. Thông thường các phương pháp điều tra được thiết kế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu một loài riêng biệt và không thích hợp để nghiên cứu cả một quần thể loài. Nhận thấy tầm quan trọng của sự đa dạng các loài thú có vú có kích thước lớn và vừa trong bảo tồn, IZW đã xây dựng phương pháp khảo sát quần thể các loài động vật có vú.
Hội thảo lần này sẽ thảo luận kết quả điều tra thực hiện trong 2 năm 2014 và 2015, với các mục tiêu sau:
Tạo điều kiện cho các bên liên quan đến chủ đề này ngồi lại với nhau, bao gồm Giám đốc các khu bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm, Ban quản lý các hợp phần dự án CarBi, các cơ quan cấp Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các tổ chức phi chính phủ,các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Tạo một diễn đàn để giới thiệu và thảo luận hoạt động thực thi pháp luật và nghiên cứu các loài động vật có vú tại cảnh quan Trung Trường Sơn.
Thảo luận các bài học, cơ hội và thách thức của việc áp dụng những nghiên cứu đã được chuẩn hóa về đa dạng sinh học các loài có vú và hoạt động thực thi pháp luật.
Xác định nhu cầu trong những năm tiếp theo để điều chỉnh, tiếp nối và mở rộng các hoạt động thực thi pháp luật cũng như nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài thú có vú.
Soạn thảo kiến nghị cho chương trình Quốc gia về đa dạng sinh học các loài thú có vú đệ trình lên chính phủ Việt Nam xem xét.