THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:27

Khánh Hòa: Trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm). Trong tự nhiên, loài sâm này phân bổ hẹp, là loài đặc hữu của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, có giá trị dược liệu khá cao khi chứa đến 52 hợp chất saponin, giá trị hàng hóa từ 60-100 triệu đồng/kg củ tươi (tùy độ tuổi). 

Trước đó, Tạp chí KHCN đăng tải, mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của cây sâm Ngọc Linh trồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, cụ thể là xác định điều kiện sinh thái tại địa điểm trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh và xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của sâm Ngọc Linh trồng thử nhiệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

VietNamplus thông tin, đề tài sẽ tập trung vào 3 nội dung chính, cụ thể: Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện sinh thái tại địa điểm nghiên cứu trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh; Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng sâm Ngọc Linh trồng thử nghiệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

Kết quả của đề tài sẽ góp phần tích cực đối với việc gìn giữ và phát triển nguồn gen quý hiếm của sâm Ngọc Linh, tạo nguồn dược liệu quý cho đất nước. Thành công của đề tài sẽ là cơ sở để nhân rộng mô hình, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, tạo thêm một loài cây đặc sản quý góp phần phục vụ nhu cầu và thu hút khách du lịch đến với Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

Qua khảo sát bước đầu của nhóm nghiên cứu, Khu bảo tồn nhiên nhiên Hòn Bà có nhiều khu vực mang nét tương đồng với vùng núi Ngọc Linh - nơi cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng lý tưởng, với độ cao từ 1.300-1.600m, nhiệt độ thích hợp dao động từ 14-18 độ C; lượng mưa khá dồi dào, quanh năm… 
Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có tổng diện tích trên 20.000 ha, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 30km theo đường chim bay và thuộc địa bàn 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh. 
Nơi đây có hệ thống thực vật rừng khá phong phú với hơn 590 loài. Đối với giá trị về dược liệu, Hòn Bà cũng là nơi có nguồn dược liệu tự nhiên hết sức đa dạng và có giá trị cao như: nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), sa nhân (Amomum xanthioides), dó bầu (Aquilaria crassna), ươi (Scaphium lychnophorum)./.

Phương Hồng (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh