THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:56

Khai mạc trọng thể Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.

Tham dự hội nghị có khoảng 600 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu với hơn 150 tham luận, được kết nối trực tuyến từ Hà Nội đến các điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

hoi-nghi-van-hoa-1-16377166148231327881138

Theo chương trình dự kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu quan trọng trong sự kiện. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đảm nhiệm "Báo cáo tóm tắt về việc "Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".

Trong phiên làm việc buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng sẽ báo cáo việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ phát biểu kết luận Hội nghị.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; cũng như kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; cũng như kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Hội nghị cũng là dịp nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Từ đó, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Đây cũng là diễn đàn lắng nghe những đóng góp của các cơ quan, đơn vị, chia sẻ của các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ quyết tâm đồng hành với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng để khắc phục hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực văn hóa; góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trước khi diễn ra Hội nghị, các đại biểu đã tham quan, nghe giới thiệu về Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, triển lãm quy tụ 320 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu; 123 tài liệu hiện vật quý hiếm được trưng bày theo 6 chuyên đề theo dòng chảy văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Trong đó có nhiều hiện vật quý được giới thiệu tới người xem như: tạp chí Tiên Phong của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam - Hà Nội số ra ngày 10-11-1945 trong đó có đăng Đề cương Văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sách Một nền văn hóa mới in bài viết của hai tác giả Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi giới thiệu về tình hình, triển vọng của văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và chương trình kiến thiết một nền văn hóa Việt Nam mới trong tương lai in lần thứ hai năm 1945.

Những nhạc cụ tự chế của bộ đội Cụ Hồ để phục vụ các chiến sĩ nơi chiến trường được trưng bày cho thấy văn hóa văn nghệ luôn được sử dụng như một vũ khí tinh thần mạnh mẽ đồng hành cùng dân tộc trong những cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều hiện vật về Bác như bộ sưu tập thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng Chân dung Bác Hồ của nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim sáng tác năm 1946, đôi guốc mộc, bộ quần áo nâu cho thấy sự giản dị của Bác Hồ - một nếp văn hóa đẹp. Nghị quyết của UNESCO (năm 1987) tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đĩa hát do bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô tặng Bác Hồ…

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nội dung trọng tâm xuyên suốt của hội nghị là dẫn luận, hệ thống lại các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa. Sau khi nhìn lại những thành tựu, tồn tại qua 35 năm đổi mới. Các cơ quan sẽ rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó "xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới trên trục xuyên suốt là phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Trọng tâm chính là khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường".

Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng khẳng định ba nguyên tắc vận động quần chúng xây dựng văn hóa là "dân tộc hóa", "đại chúng hóa", "khoa học hóa".

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa. Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt. Hai là, phải giáo dục tinh thần cho Nhân dân. Người khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc ngày 24/11/1946 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...

Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 còn là dịp cổ vũ, động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Qua đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh