THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 08:37

Khai mạc Hội nghị Thanh tra lao động ASEAN lần thứ 7 tại TP.HCM

 

Tham dự Hội nghị có đại diện của 10 nước ASEAN bao gồm các thanh tra lao động, tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động; Ban thư ký ASEAN; Mạng an toàn vệ sinh an toàn vệ sinh lao động ASEAN (ASEAN – OSHNET)’ Tổ chức ILO, Hiệp hội Thanh tra lao động Quốc tế (IALI); Hội đồng Công đoàn ASEAN và một số tổ chức liên quan.

Hội nghị thanh tra lao động ASEAN là hoạt động thường niên trong khu vực ASEAN, chủ đề được lựa chọn năm nay là: “Thanh tra lao động chiến lược cho việc làm bền vững bao gồm nhưng không giới hạn các chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Thứ trưởng, Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp phát biểu khai mạc tại hội nghị.

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng, Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp đánh giá cao sự tin tưởng của các nước thành viên ASEAN cũng như Tổ chức ILO và Ban thư ký ASEAN dành cho Việt Nam: “Hội nhập toàn cầu đã mở ra cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Song hành với những cơ hội là những thách thức không hề nhỏ trên mọi phương diện, bao gồm cả vấn đề lao động.

Thứ trưởng trao đổi thông tin với đại biểu  trong giờ giải lao


Trước thực tế đó, “Thanh tra lao động chiến lược cho việc làm bền vững bao gồm nhưng không giới hạn các chuỗi cung ứng toàn cầu” là chủ đề được đề xuất cho hội nghị thanh tra lao động ASEAN lần thứ 7 này. Mục đích của hội nghị là nhằm hỗ trợ các thanh tra lao động ASEAN, tăng cường tuân thủ thông qua phương pháp tiếp cận một cách chiến lược, đồng thời là diễn đàn để các nước ASEAN có thể chia sẻ những kinh nghiệm về thanh tra lao động

Về phía Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số bước để đảm bảo hoạt động thanh tra lao động để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế với “ Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trong đó nhấn mạnh: Hội nhập quốc tế lao động – xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy “Nâng cao năng lực thanh tra lao động đáp ứng yêu cầu quản lý lao động hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế” như đã nhấn mạnh trong Nghị quyết 22 năm 2013 của Bộ chính trị Việt Nam. Đặc biệt, chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng chính phủ ban hành đã đưa ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược là kiện toàn tổ chức, bộ máy và đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra trong bối cảnh mới.

 

Các thanh tra lao động 10 nước chia sẻ các bài học kinh nghiệm về thanh tra chiến lược trong việc làm bền vững.

 

Tại hội nghị Thứ trưởng hy vọng, các đại diện cơ quan thanh tra lao động các nước có mặt tại đây, cùng đại diện của người sử dụng lao động, người lao động, có thể có thảo luận về quan điểm, biện pháp để giải quyết những thách thức liên quan đến vấn đề lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu để sau hội nghị này, đội ngũ thanh tra các nước có thể sử dụng tối đa nguồn lực của mình để cải thiện điều kiện làm việc và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

 

Các Đại biểu đại diện của 10 nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.

 

Cũng tại hội nghị, các đại biểu sẽ được cập nhật thông tin mới nhất từ chuyên gia ILO về các công cụ của Tổ chức này liên quan đến thanh tra lao động. Các thanh tra lao động 10 nước cũng chia sẽ các bài học kinh nghiệm về thanh tra chiến lược trong việc làm bền vững… Một nội dung quan trọng khác của hội nghị cũng sẽ được diễn ra đó là thảo luận và thông qua các khuyến nghị của hội nghị thanh tra lao động ASEAN lần thứ 7. Theo kế hoạch, các khuyến nghị này sẽ được đệ trình lên hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 25 sẽ diễn ra tại Malaysia vào tháng 11/2018.

PHA LÊ - XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh