APEC 2017: Hội thảo về khuôn khổ di chuyển lao động
- Tây Y
- 03:29 - 20/02/2017
Tại khách sạn Sheraton diễn ra cuộc họp về Nhóm công tác về ứng phó với tình trạng khẩn cấp (EPWG), Nhóm công tác về chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG); tại khách sạn Liberty các đại biểu bàn về chống buôn bán và chặt phá rừng bất hợp pháp (EGILAT) - Đối thoại công tư với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về thúc đẩy thương mại hợp pháp trong các sản phẩm gỗ thu hoạch và tăng cường kết nối chuỗi cung ứng hướng tới tăng trưởng bền vững. Chủ đề về Đối tác chính sách về khoa học công nghệ sáng tạo (PPSTI) diễn ra tại khách sạn Yasaka. Tại khách sạn Intercontinental diễn ra ngày làm việc của Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) - Hội thảo về khuôn khổ di chuyển lao động.
Quang cảnh Hội thảo về khuôn khổ di chuyển lao động
Về phía Việt Nam, bà Lê Kim Dung-Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) cũng đã trình bày tại Hội thảo về tình hình lao động di cư theo các kênh chính thức và không chính thức tại một số tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam và Xu hướng gia tăng lao động Việt Nam đi làm giúp việc ở nước ngoài.
"Một trong những yếu tố góp phần tăng số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài qua con đường chính thống là việc cấp giấy phép cho doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đây vẫn là kênh chính thức chủ yếu thúc đẩy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và riêng năm 2014, đã có 106.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài"-Bà Dung cho biết.
Nói về kênh lao động đi nước ngoài làm việc không chính thức, bà Dung cho biết, các hình thức đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đa dạng và phức tạp khi số lượng người lao động ra nước ngoài làm việc cũng như số lượng thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam tăng lên. Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài qua các hình thức "tự đi" hoặc "không chính thức" cũng ngày càng gia tăng. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cách "tự đi" thường không thuộc đối tượng điều chỉnh của các Bản Ghi Nhớ (MoU) về phải cử và tiếp nhận lao động được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiếp nhận lao động và họ cũng không thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ. Một số người lao động "theo các kênh không chính thống" làm việc nhưng không có giấy phép lao động hợp pháp, ở lại quá hạn thị thực hoặc vi phạm quy định về thị thực lao động tại nước tiếp.
Qua khảo sát ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam cho thấy, nước tiếp nhận phổ biến đối với người lao động là Thái Lan, trong đó có 2.184 lao động nữ và 3.788 lao động nam. Đối với lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, thị trường tiếp nhận phổ biến là Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Nữ lao động thường làm những công việc như giúp việc gia đình (25%), dệt may (12%), sản xuất chế tạo (12%).
Đối với lao động nam, Đại Loan (Trung Quốc) khoảng 15%, Malaysia 12% và Hàn Quốc 12% trong tổng số lao động nam đi làm việc ở nước ngoài, là thị trường tiếp nhận phổ biến. Ngành nghề công việc thường được người lao động thực hiện ở nước ngoài gồm xây dựng, lao động nhà máy và thợ điện.
Người lao động làm việc tại các nước Châu Phi (phổ biến là Angôla với 1.337 lao động) và một số quốc gia Châu Âu (phổ biến nhất là CHLB Đức với 368 lao động). Khu vực Châu Âu là nơi khoảng 18.000 lao động đọng bất hợp pháp từ Việt Nam sang Liên minh Châu Âu hàng năm qua các đường dây đưa người trái phép.
Bà Lê Kim Dung trao đổi với báo chí tại hội thảo
Bà Dung cho rằng, việc không có đày đủ thông tin lien quan đến người lao động đi theo các kênh không chính thống đồng nghĩa với việc chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nào trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ số lao động này để có thể đảm bảo quyền, lợi ích của họ được bảo vệ khi làm việc ở ngước ngoài cũng như khi về nước. Khắc phục tình trạng này sẽ tạo điều kiện giúp đạt được các mục tiêu chính sách của Chính phủ trong việc xóa đói giảm nghèo thông qua các hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài qua các con đường không chính thức, trong bối cảnh sô lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục gia tăng.
Vì vậy tại buổi hội thảo, bà Dung khuyến nghị, cần tăng cường khung thể chế, gồm sửa đổi quy định pháp luật, để hỗ trợ tốt hơn đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc qua các kênh không chính thức.
Xây dựng thỏa thuận song phương chính thức hoặc các Bản Ghi Nhớ với những nước tiếp nhận chính, đặc biệt là Thái Lan, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam, giải quyết các vấn đề về giới và người lao động có thể tiếp cận lựa chọn những hình thức đi làm việc ở nước ngoài hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Ở những nơi chưa có thỏa thuận song phương chính thức, cần có cơ chế hỗ trợ tại chỗ phù hợp, thúc đẩy các hoạt động của Trung tâm MRC, giảm tình trạng bóc lột người lao động và đảm bảo người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp động cá nhân hoặc qua các kênh không hợp pháp được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước.
Đối với các địa phương, bà Dung cho rằng, cần chú trọng tới các tỉnh, huyện và xã phổ biến tình trạng người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc qua các kênh không chính thức, để truyên truyền thông tin về các vấn đề liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thông tin về các kênh hợp pháp để đi làm việc ở nước ngoài.
Về lao động nữ, bà Dung cho rằng, cần xây dựng các chính sách phù hợp, mang tính nhạy cảm về giới để đảm bảo những nhóm lao động dễ bị tổn thương, cụ thể là lao động nữ và lao động người dân tộc, không bị bóc lột tại nước tiếp nhận.
Các đại biểu tại hội thảo