THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:55

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em mắc COVID-19, tránh việc tự ý dùng thuốc

Sáng ngày 16/02/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về "Hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19". Tại hội nghị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về tình hình trẻ em mắc COVID-19 của nước ta cho thấy trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh so với mắc chung toàn quốc có tỷ lệ là 19,2%, tử vong trẻ em là 0,42% so với tử vong chung.

Trong đó, nhóm trẻ sơ sinh hay đang điều trị bệnh nền có nguy cơ tử vong cao nên cần đặc biệt chú ý. Trong bối cảnh trẻ trở lại trường, hội nghị đã hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho trẻ tại trường học như bố trí nơi rửa tay cho trẻ, vệ sinh khử khuẩn môi trường, mở cửa thông thoáng lớp học...

 Khi phụ huynh phát hiện trẻ có triệu chứng tại nhà thì cho trẻ nghỉ học và báo ngay cho nhà trường và cơ quan y tế để xử trí. Trong trường hợp khi phát hiện trẻ mắc COVID-19 tại trường học cần chuyển ngay trẻ bệnh (F0) xuống phòng cách ly tạm thời của trường và thông báo ngay cho cơ sở y tế để cùng xử lý. Đối với lớp có học sinh F0: cho học sinh ngồi yên tại chỗ, tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế.

Trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ nên được điều trị chăm sóc tại nhà (ảnh: minh họa).

Trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ nên được điều trị chăm sóc tại nhà (ảnh: minh họa).

Tổ chức test kháng nguyên nhanh mẫu gộp cho toàn bộ lớp đó và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với học sinh là F1: cho F1 ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định (F1 đã tiêm đủ liều vaccine thì ở nhà không quá 7 ngày, F1 chưa được tiêm đủ liều vaccine ở nhà không quá 14 ngày). Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ họp để điều chỉnh hướng dẫn xử trí mới cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Đối với việc chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19, trước đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 08/11/2021 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Trong đó việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Trong quá trình chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ tại nhà, cần chú ý việc sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, uống thêm nước và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, ....

Không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông khi không có ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế nhằm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh