Họp lớp đại học, chủ đề nhạy cảm mà nhiều người không muốn nhắc đến: Tiền lương, nhà cửa!
- Y học 360
- 19:55 - 24/04/2020
Đừng để "tiền lương chết" liên lụy đến bạn
Cách đây một thời gian, vì tình hình dịch bệnh nên bỏ lỡ ngày họp lớp định sẵn mọi năm. Lớp trưởng lớp tôi liền đứng ra lôi kéo mọi người vào group lớp nói chuyện.
Mọi người đều khá là bất ngờ vì số lượng thành viên tham gia đông đúc nhất từ trước đến nay, có đến 35/38 bạn tham gia vào group chat. Sau đó đều đúc kết ra một nguyên do đó là ai nấy đều đang thực hiện cách ly xã hội, nên mọi người đều đang rất nhàm chán.
Nói chuyện một hồi, mọi người vẫn không bỏ qua được một chủ đề nhạy cảm mà nhiều người không muốn nhắc đến: Tiền lương, nhà cửa!
Cậu "Minh còi" dễ khóc trước kia giờ đã trở thành một người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ. Hình đại diện cậu ta để là hình chụp vợ cùng con gái.
Nghe nói bây giờ cậu ta đang làm việc trong bộ phận đầu tư của một công ty chứng khoán, thu nhập cố định, có một căn nhà riêng ở trung tâm thành phố, chỉ cần kéo rèm cửa sổ liền có thể ngắm nhìn được khung cảnh toàn thành phố.
Nghe qua, nhiều người chắc chắn đang mơ mộng được như thế!
Nhưng thực tế, cậu ta đang gánh trên lưng món nợ khổng lồ. Hằng tháng phải làm việc cực lực để trả tiền thế chấp mua nhà lúc trước.
Hoàng "phá phách" cũng đã có công ăn việc làm ổn định, nhiều người chê cười cậu ta chỉ giữ chức bán hàng ở một công ty điện tử tầm trung. Nhưng chỉ bạn bè thân thiết mới biết được mỗi đơn hàng cậu ta lấy được đều trên hàng chục tỷ. Tiền lương và hoa hồng đều không nhỏ.
Còn có một bạn học nữ khác, "mọt sách" từ trước, không nghe ai khuyên răn liền tự mình đổi ngành, còn tốn thời gian học lên tiến sĩ. Ai cũng bảo cô ấy làm việc vô dụng, nhưng hiện tại người ta đang là chuyên gia tư vấn tâm lý bên New York, đi máy bay chỉ ngồi khoang hạng nhất...
Ừm, thế còn những bạn còn lại thì sao?
Đa số đều đang mệt mỏi và lo lắng về mức lương chết của mình. Trước đây, họ còn dám chê khen công việc không có tiền đồ, giờ thì sau đợt dịch này ngay cả công việc kiếm được không còn chưa biết, nào dám nói gì.
Có vài người tham gia group chat cũng là vì để kéo quan hệ, nhờ vả, hỏi xin việc làm giúp.
Hơn 30 tuổi, vẫn phải đau đầu lo kiếm chén cơm suốt ngày. Nguyên tắc "ba không" mà họ cam chịu, thực sự khiến người ta đau lòng:
"Không có tiền, đồng nghĩa với việc không thể từ chức, không thể sinh bệnh, không thể mang thai!"
Có tiền mới có nhiều quyền quyết định!
Tôi có quen một cô gái làm y tá. Cô ấy đã làm được vài năm, mỗi đêm đều phải trực bệnh viện, nhưng thu nhập vẫn không cao.
Cô ấy từng nói với tôi, muốn xin chuyển ngành nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, bây giờ thời gian rảnh cô ấy đều dành để học thêm kế toán. Ngày nào cũng sống trong mệt mỏi và lo lắng.
Nghe qua rất giống vấn đề kinh điển mà nhiều người thường thắc mắc:
"Tốt nghiệp đã 5 năm, làm một công việc bình thường, nhận một mức lương chết, phải làm sao để thay đổi?"
Đọc qua ngàn bài viết, trăm lời khuyên, chục câu tư vấn, đều sẽ có đáp án là: Đọc nhiều sách, học hỏi thêm, làm tăng giá trị cho bản thân.
Tất cả điều này đều đúng, nhưng nhiều người lại lầm tưởng nó là mục tiêu.
Không phải!
Đọc sách, học hỏi, tăng giá trị bản thân, chỉ là phương tiện để chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của mình.
Mục tiêu là gì?
Là tiền, là muốn kiếm được càng nhiều tiền để có nhiều quyền lựa chọn hơn cho cuộc sống.
Khi bạn hoàn thiện phương tiện rồi, hãy nỗ lực hết mình, dùng nó đầu tư cho cuộc sống để đạt được mục tiêu. Chứ không phải đọc vài quyển sách, học nửa vời, đã đòi hỏi nắm được nhiều tiền trong tầm tay.
Tiền tiết kiệm: Hiện tại không đáng nhắc tới, nhưng tương lai giá trị tuyệt vời
Lan, sinh năm 92, còn độc thân, giữ một chức vụ bình thường trong một công ty bình thường, là một cô gái không có gì nổi bật trong mắt người khác.
Từ sau tốt nghiệp đến nay, dù đã bạt mạng kiếm tiền, nhưng tài khoản tiết kiệm của cô ấy vẫn không dư đồng nào.
Độc giả này viết trong thư rằng:
"Ngoài việc mờ mịt về tương lai, tôi cũng bắt đầu thấy lo lắng, nhưng dùng cách nào cũng không thể thoát khỏi thực tại. Cuộc đời tôi như đang đi vào ngõ cụt, tôi thấy công việc thật nhàm chán, đời mình thật tầm thường. Tôi càng ngày càng không thích công việc hiện tại, nhưng lại không dám từ chức."
Cô gái này là người luôn tích cực làm việc, chỉ có một thói quen xấu duy nhất: cuồng mua sắm.
Bức thư này tôi nhận được từ năm trước, lúc đó, tôi đã đề nghị cô ấy học cách bỏ thói quen xấu này, đừng tiêu tiền quá tay, nên tiết kiệm tiền để dùng nó lên kế hoạch cho cuộc sống.
Hiện tại, Lan nói với tôi, cô ấy đã xin nghỉ việc, dùng khoản tiền tiết kiệm được mướn một căn phòng nhỏ để làm studio – công việc mà cô ấy yêu thích.
Căn phòng không đẹp, cũng không nằm ở mặt tiền, nên giá thuê khá rẻ, cô ấy chỉ tốn một khoản chi phí ban đầu mua vật dụng, việc trang trí thì cô ấy tự tay làm hết.
Được làm công việc yêu thích, không cần chịu áp lực công việc cũ, có sẵn số vốn trong tay... Tất cả mọi thứ khiến cô ấy có niềm tin hơn vào cuộc sống, mà những điều đó đều nhờ vào việc tự chủ đầu tư tài chính của cô ấy.
Hãy tự kiểm soát thu nhập hằng tháng, tự đặt ra một mức chi tiêu thích hợp, tự giác tiết kiệm, tự chủ đầu tư tài chính, tự khám phá một phương diện mới của bản thân. Bạn sẽ không còn thấy mờ mịt về tương lai nữa.
Dám đối mặt thử thách, mới có thành công vang dội!