THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 03:43

Hơn 2.300 tỷ đồng “tân trang” các huyện nghèo Thủ đô

 

Ảnh minh họa.                                      Nguồn ảnh: Internet.

48% số hộ dân vẫn thuộc diện “hộ nghèo”

8 năm kể từ ngày sáp nhập về Hà Nội, 14 xã vùng đồng bào DTTS miền núi gồm: Huyện Ba Vì 7 xã (Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại, Tản Lĩnh); huyện Thạch Thất 3 xã (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung); huyện Quốc Oai 2 xã (Đông Xuân, Phú Mãn); xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ; xã An Phú, huyện Mỹ Đức vẫn đang trong tình trạng khó khăn về nhiều mặt.

Trong số 14 xã này có tới 154 thôn, chiếm 1/10 diện tích Hà Nội. Thậm chí, tại xã Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, còn tới 48% số hộ dân vẫn thuộc diện “hộ nghèo”. Đây cũng chính là những xã thôn được lựa chọn để đưa vào danh mục đầu tư theo Kế hoạch 138.

Theo kế hoạch này, thành phố sẽ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình cũ và các công trình dân sinh bức xúc khác trên địa bàn, đảm bảo các mục tiêu chủ yếu như: Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình phục vụ văn hóa, giáo dục, thủy lợi, sinh hoạt cộng đồng...

Tổng số chương trình, dự án được đầu tư dự kiến là 227 chương trình, công trình. Trong đó bao gồm 2 chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và 225 công trình đầu tư tập trung phục vụ đồng bào dân tộc tại 14 xã vùng đồng bào DTTS miền núi của thủ đô Hà Nội, đặc biệt ưu tiên cho giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Về nguồn vốn đầu tư, tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến là 2.324,0 tỷ đồng, bao gồm kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất dự kiến 75 tỷ đồng và kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến 2.249,0 tỷ đồng. Tất cả đều từ nguồn ngân sách thành phố.

Đây là chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Bí thư, Chủ tịch thành phố trong các cuộc họp gần đây của Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP. Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng đã chọn Ba Vì là điểm công tác đầu tiên trong vai trò Bí thư và ông luôn chỉ đạo cán bộ các cấp phải đặc biệt quan tâm đến khu vực miền núi, vốn đang khá “thiệt thòi” trong so sánh với khu vực đô thị.

Xóa khoảng cách chênh lệch

Theo quy định, các chương trình đầu tư phát triển sản xuất, các dự án xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư, thực hiện theo từng chương trình, dự án riêng và đảm bảo thực hiện đồng bộ, tránh đầu tư dàn trải, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Đảm bảo đầu tư đúng đối tượng theo mục tiêu được duyệt, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Thành phố cũng đã giao cho Ban Dân tộc Thành phố phối hợp Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội tham mưu, đề xuất UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS miền núi của thủ đô Hà Nội kết hợp, lồng ghép với Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của Thành phố; là cơ quan tham mưu cho Ban chỉ đạo Thành phố về chương trình này.

Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan đầu mối hướng dẫn về quản lý đầu tư và xây dựng; tổng hợp giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn vướng mắc của Chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định. Một loạt các sở ban ngành khác cũng sẽ vào cuộc để đảm bảo Kế hoạch 138 được triển khai đúng tiến độ và hiệu quả, thực sự trở thành cú hích mới cho khu vực miền núi thủ đô.

Có thể coi Kế hoạch 138 là bước đi hiện thực hóa các chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo thành phố trong vấn đề đầu tư cho khu vực miền núi của Thủ đô, nhằm từng bước kéo gần lại khoảng cách phát triển so với vùng đô thị.

MAI CHÂU/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh