THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:32

Hơn 17.000 người hưởng lợi Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam

 

Tham dự hội nghị còn có Vụ trưởng, Giám đốc Ban QLDA Trung ương Đặng Kim Chung; bà Nguyễn Nguyệt Nga, chuyên viên cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và đại diện Ban QLDA của 4 tỉnh được thực hiện thí điểm gồm: Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng, Trà Vinh cùng toàn thể cán bộ của Ban QLDA Trung ương.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Ban QLDA Trung ương Đỗ Minh Hoài cho biết,trong năm 2015, Ban QLDA đã phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ LĐ – TBXH; các đơn vị, chuyên gia tư vấn và các nhà thầu để hoàn thành nhiều hoạt động của Dự án theo các Hợp phần đã được phê duyệt trong văn kiện Dự án. Trong đó, hợp phần Hỗ trợ tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội và giảm nghèo với việc thu thập và nhập dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng TGXH và hộ nghèo/cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn tại 4 tỉnh dự án đã được thu thập xong và chuyển vào phần mềm để phục vụ công tác chi trả. Giai đoạn tiếp theo sẽ được áp dụng chung cho toàn quốc. Dự kiến hoạt động thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội sẽ hoàn thành trong tháng 5/2016, và cơ sở dữ liệu của 4 tỉnh tham gia dự án sẽ hoàn thành vào tháng 7/2016, và cơ sở dữ liệu của toàn quốc sẽ hoàn thành vào đầu quý IV/2016.

Ngoài ra, Ban QLDA Trung ương đã hướng dẫn và phối hợp với Ban QLDA các tỉnh tổ chức xây dựng mạng lưới cộng tác viên. Tính đến thời điểm 12/2015, tổng số cộng tác viên của dự án là 6.070 người. Tuy nhiên đội ngũ cộng tác viên hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được kỳ vọng do chưa nắm rõ nhiệm vụ của mình.

Đối với hợp phần Hỗ trợ chương trình Trợ giúp xã hội hợp nhất, năm 2015 là năm đầu tiên triển khai hoạt động thí điểm chi trả hợp nhất gói trợ cấp hộ gia đình cho các đối tượng hưởng lợi (từ 1/7/2015). Theo đó, “gói trợ cấp hộ gia đình” hợp nhất đang được dự án thực hiện tại 4 tỉnh gồm các chính sách hiện hành: chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; chính sách hỗ trợ chi phí học tập; chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó có 3 nhóm đối tượng tăng thêm của dự án: Phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo; Trẻ em từ 0 đến 3 tuổi thuộc hộ nghèo và trẻ em từ 3 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo không đi học. Theo số liệu báo cáo của 4 tỉnh, tổng số đối tượng tăng thêm đang hưởng lợi từ dự án là 17.339, chiếm 25% so với tổng số 68.926 người thuộc diện được hưởng.
Cùng đó, với mục tiêu đổi mới công tác chi trả, từ ngày 1/7/2015, mạng lưới Bưu điện Việt Nam đã thực hiện cung câp dịch vụ chi trả “gói trợ cấp hộ gia đình” hợp nhất và thù lao cho cộng tác viên tại các tỉnh dự án thông qua hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa Bộ LĐ-TB&XH với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Cơ quan Bưu điện của 4 tỉnh dự án đã thực hiện đúng các cam kết chi trả được đưa ra trong hợp đồng với tỷ lệ chi trả thành công tại các tỉnh đạt trên 90%.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm phát biểu chỉ đạo tạo hội nghị.

Ông Đặng Kim Chung, Giám đốc Ban QLDA Trung ương chia sẻ thêm nhận định của đại diện phía Ngân hàng Thế giới đã khẳng định SASSP đang đi đúng hướng và đạt được những kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, theo ông Chung, để thúc đẩy các hoạt động của SASSP, Ban QLDA từ trung ương đến các cấp cần có sự đồng thuận và tìm cách khắc phục những khó khăn vướng mắc, cụ thể: đội ngũ cộng tác viên hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được kỳ vọng ban đầu do chưa nắm rõ nhiệm vụ của mình làm ảnh hưởng nhiều đến công tác truyền thông đến đối tượng thụ hưởng dự án; kết quả thực hiện chính sách cho các đối tượng tăng thêm của dự án còn thấp, nguyên nhân có thể là do các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự ủng hộ các chính sách này; quy trình chi trả chưa thật sự phù hợp…

Về phương hướng hoạt động trong năm 2016, Ban QLDA đã đề ra 9 nhiệm vụ, trong đó trọng tâm chính đối với các hoạt động chuyên môn như: đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện trong hoạt động thu thập thông tin; Đẩy nhanh hoạt động xây dựng hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội; Tiếp tục rà soát các đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách hiện hành; Củng cố mạng lưới cộng tác viên và hoạt động truyền thông của dự án...

Tham luận về việc triển khai thực hiện Dự án, đại diện 4 địa phương cũng đã làm rõ hơn những kết quả đạt được trong năm 2015, đồng thời đề nghị Ban QLDA Trung ương xem xét lại quy trình chi trả cho phù hợp; tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cộng tác viên; hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành có liên quan và người dân...

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm biểu dương và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Ban QLDA Trung ương cũng như Ban QLDA của các tỉnh và sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần trách nhiệm cao của các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ. Tuy kết quả từng hoạt động là khác nhau, nhưng những yêu cầu cơ bản đã đảm bảo được. Theo Thứ trưởng, Dự án đang được triển khai đảm bảo tiến độ, kết quả tốt đáp ứng được yêu cầu của Bộ và của WB đề ra.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Thứ trưởng đề nghị, trước hết Ban QLDA cần tập trung tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo trình Bộ, để Bộ báo cáo Thủ tướng, đồng thời xác định làm thế nào để đảm bảo chất lượng và tiến độ trong hoạt động thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng để đưa vào cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác truyền thông đến các đối tượng được thụ hưởng cũng như đến các cấp chính quyền địa phương để nhận được sự đồng thuận; nâng cao hiệu quả đội ngũ cộng tác viên trong đó có việc bố trí, sắp xếp, đào tạo, tập huấn.
Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý Ban QLDA cần có khung đánh giá toàn diện, đầy đủ cho được hiệu quả các chính sách; Thông tin phải hồi từ Bưu điện; Cách thức phối hợp quản lý dữ liệu trên hệ thống với chi trả thực tế đối với nhóm đối tượng biến động như phụ nữ mang thai và trẻ em nhóm từ 0 đến 3 tuổi..

Vân Khánh/ Lao động và xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh