THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:45

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về việc đeo khẩu trang chống dịch: Điều gì đã thay đổi?

Khi đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) mới bùng phát ở châu Á, người dân trong khu vực đã nhanh chóng đeo khẩu trang. Tại một số nơi như đảo Đài Loan và Philippines, điều này thậm chí còn là bắt buộc trong một số tình huống nhất định.

Nhưng ở phương Tây, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, việc đeo khẩu trang được người dân thực hiện muộn hơn rất nhiều. Thậm trí Giám đốc Y tế Anh Chris Whitty đã từng tuyên bố rằng đeo khẩu trang là không cần thiết.

Thế nhưng, châu Á không phải lúc nào cũng là nơi đi đầu trong việc đeo khẩu trang, bài viết của hãng CNN (Mỹ) khẳng định.

.vcc-media-unit.type3 { width: 100%; display: inline-block; border-left: solid 6px #0e1c63; padding-left: 10px; text-align: left; } .vcc-media-unit.type3 p { line-height: normal !important; } .vcc-media-unit.type3 .title { color: #0e1c63; font-size: 40px !important; font-weight: bold; margin: 0; font-family: SFD-Bold; } @media screen and (max-width: 760px) { .vcc-media-unit.type3 { border-left: none; padding-left: 0; } .vcc-media-unit.type3 p.title { font-size: 35px !important; margin: 0; } }

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về phong trào đeo khẩu trang

.vcc-media-unit.type2 { width: 100%; display: inline-block; border-left: solid 6px #0e1c63; padding-left: 10px; text-align: left; } .vcc-media-unit.type2 p { line-height: normal !important; } .vcc-media-unit.type2 .title { color: #0e1c63; font-size: 40px !important; ; font-weight: bold; margin: 0 0 0px; font-family: SFD-Bold; } .vcc-media-unit.type2 .sapo { color: #000; font-size: 22px !important; ; margin: 0 0 0px; font-family: SFD-Medium; } @media screen and (max-width: 760px) { .vcc-media-unit.type2 { border-left: none; padding-left: 0; } .vcc-media-unit.type2 p.title { font-size: 35px !important; margin: 0; } .vcc-media-unit.type2 .sapo { font-size: 20px !important; } }

Trong đợt đại dịch cúm xảy ra vào tháng 1/1918 và kéo dài đến tận tháng 12 1920, đã có gần 1/3 dân số thế giới nhiễm bệnh (tương đương khoảng 500 triệu người) và khoảng 50 triệu người chết. Số người tử vong tại Mỹ chiếm khoảng 1% con số kể trên.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa đại dịch cúm năm 1918 và đại dịch COVID-19, theo CNN.

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về việc đeo khẩu trang chống dịch: Điều gì đã thay đổi? - Ảnh 2.

Ảnh: CNN

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi và giả thuyết xung quanh đại dịch cúm năm 1918, nhưng tên gọi của nó đã được gán với một quốc gia châu Âu: Dịch cúm Tây Ban Nha. Toàn cầu hóa đã mở đường cho dịch cúm này lan rộng, khi những người lính chiến đấu trong Thế chiến I mang virus cúm đi khắp nơi trên thế giới. Cũng giống như tình cảnh hiện nay, các nhà kho đã được trưng dụng làm bệnh viện cách ly và một chiếc tàu thủy chở hành khách nhiễm bệnh cũng trở thành chủ đề tranh luận của công chúng

Nhưng một điểm khác biệt đáng chú ý là chính Mỹ đã dẫn đầu thế giới về việc đeo khẩu trang trong đại dịch cúm Tây Ban Nha.

Vào tháng 10/1918, San Francisco đã hứng chịu làn sóng dịch thứ 2, các bệnh viện địa phương bắt đầu ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng về số ca nhiễm bệnh.

Vào ngày 24/10/1918, sau khi hơn 4.000 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận, cơ quan lập pháp của thành phố, Ủy ban Giám sát của San Francisco đã nhận ra rằng họ cần phải thực hiện hành động quyết liệt và nhất trí thông qua Quy định đeo khẩu trang phòng bệnh cúm.

Khi đó, việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng đã lần đầu tiên trở thành điều bắt buộc trên đất Mỹ.

Sau khi San Francisco yêu cầu người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, một chiến dịch nâng cao nhận thức đã bắt đầu. Thị trưởng thành phố, cùng với các thành viên của Hội đồng Y tế, đã thông qua một chiến dịch của Hội chữ thập đỏ: "Đeo khẩu trang để bảo vệ tính mạng của bạn! Đeo khẩu trang giảm 99% nguy cơ nhiễm cúm". Đã có nhiều bài hát được viết về việc đeo khẩu trang, và bất cứ ai bị bắt gặp không đeo khẩu trang ở nơi công cộng đều có thể bị phạt tiền hoặc phải ngồi tù.

Chiến dịch nâng cao nhận thức nói trên đã có hiệu quả, và sau đó các thành phố và tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ cũng bắt đầu học tập San Francisco.

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về việc đeo khẩu trang chống dịch: Điều gì đã thay đổi? - Ảnh 3.

Các nhà kho được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến. Ảnh: CNN

Và không chỉ có mình nước Mỹ làm như vậy

Các biện pháp tương tự cũng đã được các quốc gia châu Âu áp dụng. Ủy ban của Viện hàn lâm Y học Paris đã khuyến nghị việc đeo khẩu trang trong các nhà tù Pháp vào đầu tháng 11/1918. Tiến sĩ JamesNiven, người đứng đầu cơ quan y tế của thành phố Manchester, ở miền Bắc nước Anh cũng khuyến khích người dân làm điều tương tự.

Tháng 10/1918, Báo chí và chính quyền các tiểu bang ở Mỹ đã so sánh khẩu trang phòng cúm với mặt nạ phòng độc trên chiến trường châu Âu: “Trên chiến trường đeo mặt nạ phòng độc, ở nhà chống dịch đeo khẩu trang phòng cúm.”


Khi Thế Chiến I kết thúc vào ngày 11/11/1918, các nhà sản xuất mặt nạ phòng độc cho chính phủ đã chuyển sang sản xuất khẩu trang để phòng cúm.

Luật đeo khẩu trang bắt buộc đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ công chúng Mỹ.

Thành phố Tucson, bang Arizona, cũng ban hành quy định đeo khẩu trang vào ngày 14/11/1918, và chỉ miễn trừ cho các nhà thuyết giáo, ca sĩ, diễn viên trong rạp chiếu phim và giáo viên - tất cả những đối tượng này đều phải đứng cách xa những người xung quanh (khán giả, học sinh…).

Sau đó, cảnh sát trưởng thành phố Tucson, ông Frank T. Bailey đã phát biểu trước các công dân thành phố này rằng: “Tất cả các buổi tụ tập có người tham dự không đeo khẩu trang sẽ bị coi là trái phép”.

Trở lại với Bờ Tây, San Francisco vẫn là nơi nơi đi đầu phong trào thúc đẩy sử dụng khẩu trang. Vào ngày 25/10/1918, hình ảnh các thẩm phán và chính trị gia hàng đầu của thành phố đeo khẩu trang đã xuất hiện ngay trên trang nhất của tờ San Francisco Chronicle .

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về việc đeo khẩu trang chống dịch: Điều gì đã thay đổi? - Ảnh 6.

Một sĩ quan cảnh sát Mỹ đeo khẩu trang để ngăn virus cúm. Ảnh: CNN

Việc đeo khẩu trang có tác dụng hay không?

Vào thời đại dịch cúm năm 1918, hầu hết các nghiên cứu khoa học về việc sử dụng khẩu trang vẫn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, trải nghiệm cá nhân - trong khi đó câu chuyện về chiếc tàu thủy chở hành khách nhiễm cúm lại thu hút tâm điểm chú ý của dư luận.

Đầu tháng 12/1918, tờ báo Times ở London đưa tin rằng, theo các bác sĩ Mỹ, bệnh cúm là "do tiếp xúc và do đó có thể phòng ngừa được". Tờ Times cũng lưu ý rằng trong một bệnh viện ở London, tất cả nhân viên y tế và bệnh nhân đã được cấp phát và được hướng dẫn đeo khẩu trang thường xuyên. Tờ báo đã trích dẫn những thành công của việc khẩu trang trên con tàu nói trên.

Con tàu di chuyển giữa Mỹ và Anh đã chở theo những hành khách mang mầm bệnh từ New York, khiến dịch bệnh lây lan với tốc độ khủng khiếp trên tàu, tờ Times đưa tin. Khi từ Anhtrở về Mỹ, thuyền trưởng đã yêu cầu phân phát khẩu trang cho cả thủy thủ và hành khách sau khi đọc tin về lệnh đeo khẩu trang bắt buộc ở San Francisco.

Không có trường hợp nhiễm cúm nào được ghi nhận trong chuyến trở về, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cúm vào thời điểm đó ở cả Manhattan và Southampton (là nơi con tàu khởi hành) đều rất cao.

Không thể kết luận liệu các quy định về khẩu trang trên hành trình trở về có giúp ích cho việc phòng bệnh hay không, nhưng đó là điều báo chí đã rút ra và luôn đưa tin rằng đeo khẩu trang là cách tốt để phòng bệnh.

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về việc đeo khẩu trang chống dịch: Điều gì đã thay đổi? - Ảnh 9.

Ảnh: CNN

Trong Đại dịch hạch - “Cái Chết Đen” (1910-1911), các nhà khoa học Trung Quốc, Nga, Mông Cổ và Nhật Bản đã cùng nhau chống lại sự bùng phát của bệnh ở miền Bắc Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, khẩu trang được cho là có hiệu quả trong việc phòng bệnh.

Nhà báo khoa học Laura Spinney, tác giả của cuốn sách "The Pale Rider: The Spain Flu of 1918 and How it Changed the World", lưu ý rằng sau những trải nghiệm về dịch hạch năm 1911, người Nhật đã nhanh chóng đeo khẩu trang tại nơi công cộng vào năm 1918.

Chính quyền Nhật Bản lập luận rằng việc đeo khẩu trang là một hành động lịch sự trong việc bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Việc đeo khẩu trang cũng đã có hiệu quả trong quá trình đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh tại địa phương trước đây.

Và đeo khẩu trang dường như có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh.

Đến cuối tháng 12/1918, các thành phố và tiểu bang ở Mỹ đã vô cùng tự tin khi gỡ bỏ các quy định đeo khẩu trang, vì số ca nhiễm mới được ghi nhận vào thời điểm đó giảm xuống tới một chữ số ở hầu hết các nơi.

Hơn 100 năm trước, Mỹ từng là nước tiên phong về việc đeo khẩu trang chống dịch: Điều gì đã thay đổi? - Ảnh 11.

Ảnh: CNN

Một thế kỷ sau

Vào năm 1918, nước Mỹ đã áp dụng rất triệt để quy định đeo khẩu trang bắt buộc.

Thế nhưng, một thế kỷ sau, chính các quốc gia châu Á đã ghi nhớ những bài học khi xưa của nước Mỹ về lợi ích của việc đeo khẩu trang trong việc làm chậm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Có lẽ đó là bởi vì trong những năm qua, châu Á đã phải đối phó với sự bùng phát của dịch tả, thương hàn và các bệnh truyền nhiễm khác như đại dịch SARS năm 2003 và dịch cúm gia cầm gần đây. Những dịch bệnh này đã giúp châu Á duy trì văn hóa đeo khẩu trang.

Trong khi đó, Mỹ và châu Âu không phải thường xuyên đối phó với dịch bệnh như vậy. Vì vậy, dường như, khái niệm đeo khẩu trang để phòng bệnh đã bị lãng quên sau nhiều thế hệ. Nhưng dịch COVID-19 có thể sắp thay đổi điều đó.

 

Thúy - Hồng Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh