THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:52

Hôm nay 12/12: Tàu Cát Linh – Hà Đông chạy liên tục từ 5h đến 23h

Cụ thể, tổng thầu dự án thực hiện chạy thử đoàn tàu 8 ngày để kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục chuyên biệt. Trong đó, 3 ngày đầu sẽ kiểm tra hạng mục chạy tàu giao lộ nhỏ, kết hợp chạy giao lộ nhỏ và lớn; kiểm tra giãn cách 2, 3 phút/chuyến; các đoàn tàu chạy nối tiếp nhau 120 giây.

Hôm nay 12/12, tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu chạy thử như khai thác thương mại để đánh giá an toàn, phục vụ công tác nghiệm thu.

Từ 5h sáng, chuyến tàu đầu tiên sẽ chạy trên tuyến đường sắt dài 13 km. Đến mỗi nhà ga, tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để đón trả khách như khi chạy thương mại. Các đoàn tàu chạy tần suất 6-7 phút/chuyến, giờ cao điểm có thể 2-3 phút/chuyến, vận hành liên tục từ 5h đến 23h hàng ngày. Mỗi ngày sẽ có từ 6 đến 9 đoàn tàu hoạt động.

Trong giai đoạn 20 ngày chạy thử, các nhà ga đều có nhân viên người Việt Nam ứng trực tại phòng điều khiển, phòng bán vé, trên sân ga; các bảng điện tử, loa phát thanh hoạt động để hướng dẫn người đi tàu. Hơn 600 nhân viên sẽ chia hai ca làm việc, vận hành các hạng mục trong nhà ga và khu trung tâm điều hành, khu bảo dưỡng sửa chữa, giống như khai thác thương mại, vnexpress thông tin

Thời gian này cũng kết hợp diễn tập các tình huống xử lý sự cố. Trong 5 ngày tiếp theo, có 6 đoàn tàu được đưa vào chạy thử trong thời gian 8h-18h từ đầu đến cuối ga ở cả hai hướng tuyến để nhân viên của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) tại các vị trí, bộ phận phối hợp vận hành theo quy trình biểu đồ chạy thử 20 ngày.

Theo kế hoạch, 9/13 đoàn tàu (3 tàu dự phòng) sẽ hoạt động liên tục từ 5h đến 23h hàng ngày, theo hai hướng từ đầu tuyến đến cuối tuyến (Cát Linh – Yên Nghĩa).

Tờ Pháp luật TP.HCM dẫn lời lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, trong thời gian vận hành thử, Tổng thầu Trung Quốc sẽ hướng dẫn các nhân sự Việt Nam (được đào tạo tại Trung Quốc) thực hiện vận hành dự án. Quá trình này, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, tư vấn độc lập Pháp (Liên danh Apave - Certifer – Tricc, do Việt Nam thuê), chủ đầu tư sẽ cùng giám sát và đưa ra đánh giá an toàn, kỹ thuật khai thác.

Trong đó, tư vấn Pháp sẽ có những đánh giá riêng. Nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật, an toàn thì tư vấn Pháp mới cấp chứng chỉ cho dự án. Căn cứ chứng chỉ này, Bộ GTVT sẽ bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.

 - Ảnh 1.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài hơn 13 km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người, tối đa 1.326 người, vận tốc thiết kế 80 km/h, vận tốc khai thác thương mại trung bình 35 km/h.

Dự kiến, khi đi vào khai thác ở giai đoạn đầu tần suất chạy tàu 6-7 phút/chuyến, về sau sẽ nâng lên 2-3 phút/chuyến, mỗi giờ vận chuyển tối đa được 28.500 hành khách.

Nhân sự vận hành toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông dự kiến gần 700 người. Trong đó, có 200 người được đào tạo ở Trung Quốc.

Thời gian qua, dù dự án đã hoàn thành công tác xây dựng, tuy nhiên trong quá trình nghiệm thu, đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được các chứng chỉ, hồ sơ tài liệu kỹ thuật an toàn, các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất.

Cạnh đó, chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu. Vì vậy, tư vấn Pháp đề xuất thực hiện công tác đánh giá kiểm chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp.

THANH MẠNH (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh